Kết quả hồi quy của mô hình 1 và 2

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 67 - 74)

Mô hình 1 Mô hình 2

Biến Beta P-value Biến Beta P-value

L1.ROA 0.631*** 0.000 L1.ROA 0.702*** 0.000 SALARY -0.019*** 0.004 TNXH -0.016*** 0.000

TAX -0.005* 0.068 NPL -0.165** 0.044 CHARITY 0.564*** 0.009 LQR -0.029*** 0.001 NPL 0.031 0.550 TIA -0.012*** 0.002 LQR -0.008 0.577 CIR -0.002 0.570 TIA -0.028*** 0.005 SIZE 0.002 0.146 CIR -0.003 0.208 LQD 0.045*** 0.001 SIZE 0.003 0.348 CAR -0.004*** 0.000 LQD -0.008 0.675 GDP 0.132** 0.038 CAR 0.001 0.936 INF 0.072*** 0.000 GDP 0.222*** 0.006 INF 0.049*** 0.003

Sargan test Hansen test Sargan test Hansen test Chi2 (23) = 7.71 Prob>chi2 = 0.999 Chi2 (23) = 7.32 Prob>chi2 = 0.999 Chi2 (17) = 11.29 Prob>chi2 = 0.841 Chi2 (17) = 14.88 Prob>chi2 = 0.604 Ghi chú: * p< 10%, ** p< 5%, *** p< 1%

Bảng 14. Kết quả hồi quy của mô hình 1 và mô hình 2

Nguồn: kết quả từ Sata

Từ kết quả hồi quy ở Bảng 14 cho thấy mô hình 1 có 7 biến mang ý nghĩa thống kê, mô hình 2 có 9 biến mang ý nghĩa thống kê. Từ đó, tác giả tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê trong bảng sau đây:

Biến Dấu Giá trị p-values

Dấu ở các nghiên cứu trƣớc

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2 L1.ROA + + 0.000 0.000 + SALARY - 0.004 + TAX - 0.068 + CHARITY + 0.009 +/- TNXH - 0.000 +/- NPL - 0.044 +/- LQR - 0.001 + TIA - - 0.005 0.002 +/- LQD + 0.001 +/- CAR - 0.000 + GDP + + 0.006 0.038 +/- INF + + 0.003 0.000 +/-

Bảng 15. Tổng hợp các biến mang ý nghĩa thống kê (mô hình 1 và 2)

Nguồn: tác giả tổng hợp

Do bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp GMM nên kết quả hồi quy xuất hiện thêm biến độ trễ L1.ROA là Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của năm trƣớc.

Theo kết quả hồi quy đƣợc tổng hợp ở Bảng 15, tác giả nhận thấy rằng:

- Biến L1.ROA có giá trị p-values = 0.001 ở cả 2 mô hình nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả 2 mô hình. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy mang dấu dƣơng ở cả 2 mô hình nên có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của năm trƣớc có mối quan hệ tích cực với Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của năm nay. Điều này cho thấy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong quá khứ sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong năm nay. Một ngân hàng có kết quả hoạt động

tốt trong quá khứ sẽ có động lực để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong năm nay, dẫn đến doanh thu tăng, lợi nhuận tăng.

- Biến SALARY trong mô hình 1 có giá trị p-values = 0.004 < 0.01 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là - 0.019<0 nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Chi trả cho nhân viên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của các NHTM CP Việt Nam. Điều này cho thấy, khi Chi trả cho nhân viên càng lớn thì hiệu quả hoạt động của NHTM CP Việt Nam sẽ càng giảm. Đồng thời, khi Chi trả cho nhân viên tăng một đơn vị thì hiệu quả hoạt động của NHTM CP giảm 0.019 đơn vị. Mối tƣơng quan nghịch này là phù hợp với kết quả thu đƣợc từ bảng ma trận hệ số tƣơng quan nhƣng lại không phù hợp với dấu thu đƣợc trong các nghiên cứu trƣớc. Khi các khoản chi trả cho nhân viên tăng sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm. Để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, một số ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung thƣờng tăng cƣờng các chính sách phụ cấp lƣơng bổng cho nhân viên mà ít tập trung vào năng lực và trình độ chuyên môn của họ. Vì vậy, dù các khoản ngân sách dành cho nhân viên đƣợc tăng cƣờng nhƣng năng suất và hiệu quả làm việc của họ không tốt thì chỉ làm tăng thêm chi phí hoạt động cho ngân hàng.

- Biến TAX trong mô hình 1 có giá trị p-values = 0.068 < 0.1 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là -0.005 < 0 nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Thuế thực nộp trong năm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của các NHTM CP Việt Nam. Điều này cho thấy, khi Thuế thực nộp trong năm càng lớn thì hiệu quả hoạt động của NHTM CP Việt Nam sẽ càng giảm. Đồng thời, khi Thuế thực nộp trong năm tăng một đơn vị thì hiệu quả hoạt động của NHTM CP giảm 0.005 đơn vị. Mối tƣơng quan nghịch này là giống với kết quả thu đƣợc từ bảng ma trận hệ số tƣơng quan nhƣng lại không phù hợp với dấu thu đƣợc trong các nghiên cứu trƣớc. Hơn nữa, giá trị p-values và hệ số hồi quy cho thấy độ tin cậy của kết luận là thấp và mức độ ảnh hƣởng của Thuế thực nộp trong năm là yếu đến hiệu quả hoạt động của NHTM CP Việt Nam.

- Biến CHARITY trong mô hình 1 có giá trị p-values = 0.009 < 0.01 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là 0.564>0 nên có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROA. Nghĩa là khi ngân hàng trích ngân sách cho các hoạt động từ thiện, quyên góp càng nhiều sẽ càng làm tăng hiệu quả hoạt động. Kết quả hồi quy của nghiên cứu phù hợp với kết quả thu đƣợc từ bảng ma trận hệ số tƣơng quan, đồng thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Esteban-Sanchez và cộng sự (2017); Maqbool và Zameer (2018). Một ngân hàng có thực hiện các hoạt động tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em học sinh đƣợc đến trƣờng hay các việc làm có ích chung cho xã hội sẽ tạo đƣợc một hình ảnh thân thiện, ấn tƣợng tốt trong lòng khách hàng. Ngoài ra, khi việc thực hiện các hoạt động này đƣợc công bố trên truyền thông, thƣơng hiệu của ngân hàng sẽ đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

- Biến TNXH trong mô hình 2 có giá trị p-values = 0.000 < 0.01 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là -0.016<0 nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA. Kết quả hồi quy của nghiên cứu phù hợp với kết quả thu đƣợc từ bảng ma trận hệ số tƣơng quan. Biến TNXH này đƣợc tính bằng tổng của 3 biến SALARY, TAX, CHARITY. Nhƣng cả 2 biến SALARY và TAX đều cho một mối quan hệ ngƣợc chiều đến ROA, dẫn đến tác động của TNXH đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số ROA cũng là ngƣợc chiều.

- Biến NPL có giá trị p-values trong mô hình 2 là 0.044<0.5 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là -0.165 < 0 nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Nợ xấu tăng thì sẽ làm cho hệu quả hoạt động của các NHTM CP Việt Nam giảm. Kết quả nghiên cứu của luận văn phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu trong giả thuyết đặt ra. Đồng thời, kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rahman, M. M., Hamid, M. K., & Khan, M. A. M. (2015). Các khoản nợ xấu càng tăng sẽ làm cho chất lƣợng tín dụng không đƣợc tốt và hoạt động kinh doanh không đạt đƣợc hiệu quả.

- Biến LQR có giá trị p-values trong mô hình 2 là 0.001 < 0.01 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là -0.029 < 0 nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Rủi ro thanh khoản

càng thấp thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Vì nó cho thấy ngân hàng đã tận dụng số tiền nhàn rỗi của mình để mở rộng quy mô hoạt động và đầu tƣ. - Biến TIA có giá trị p-values trong mô hình 1 và 2 lần lƣợt là 0.005 và 0.002 nên

biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời biến này có hệ số hồi quy mang dấu âm ở cả 2 mô hình nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Tỉ lệ tổng đầu tƣ trên tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng giảm. Hoạt động chính của ngân hàng là cho vay, do đó nếu tập trung quá nhiều vào các hoạt động đầu tƣ, sẽ mang lại hiệu quả không cao cho hoạt động kinh doanh.

- Biến LQD có giá trị p-values trong mô hình 2 là 0.001 < 0.01 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là 0.045 > 0 nên có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là Tính thanh khoản của ngân hàng càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Khác với LQR, LQD có thêm các khoản phải thu, do đó các khoản này cao làm cho tính thanh khoản của ngân hàng cao, đủ để đáp ứng các nhu cầu giải ngân, thanh toán bằng tiền mặt.

- Biến CAR trong mô hình 2 có giá trị p-values = 0.000 < 0.01 nên biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy là -0.004< 0 nên có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROA, nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng thì sẽ làm cho hệu quả hoạt động của các NHTM CP Việt Nam giảm.

- Biến vĩ mô GDP có giá trị p-values trong mô hình 1 và 2 lần lƣợt là 0.006 và 0.038 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mô hình 1, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% trong mô hình 2. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy mang dấu dƣơng ở cả 2 mô hình nên có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROA. Nghĩa là tỷ lệ tăng trƣởng GDP tăng thì sẽ làm cho hệu quả hoạt động của các NHTM CP Việt Nam tăng lên. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả thu đƣợc từ ma trận hệ số tƣơng quan, đồng thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gul & cộng sự (2011), Heffernan & cộng sự (2008); Michael Adusei (2015). Nếu điều kiện kinh tế tốt, ngoài việc có thể cải thiện khả năng thanh toán của ngƣời đi vay còn làm tăng

nhu cầu tín dụng hộ gia đình, các doanh nghiệp, từ đó có hiệu ứng tích cực về lợi nhuận của các NHTM CP.

- Biến vĩ mô INF có giá trị p-values trong mô hình 1 và 2 lần lƣợt 0.003 và

0.000 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đồng thời, biến này có hệ số hồi quy mang dấu dƣơng ở cả 2 mô hình nên có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROA. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả thu đƣợc từ ma trận hệ số tƣơng quan, đồng thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gul & cộng sự (2011); Michael Adusei (2015).

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 67 - 74)

w