Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài

1.2.2 Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Rủi ro tài chính trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại (NHTM) được xác định ở các nội dung: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất; các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản; các chỉ tiêu phân tích rủi ro tỷ giá; các chỉ tiêu phân tích rủi ro thanh khoản.

* Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. NQH thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu RRTD cho ngân hàng. Trong hoạt động TDNH, NQH phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng nếu NQH vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. NQH có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, có các chỉ tiêu phản ánh NQH sau:

* Tỉ lệ NQH = (Số dư nợ quá hạn/tổng dư nợ) x 100%

* Nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn năm sau – Số nợ quá hạn năm trước Từ kết quả nợ quá hạn tăng hay giảm có thế thấy được việc các ngân hàng đã áp dụng mức độ hạn chế rủi ro tín dụng tốt hay chưa. Nợ quá hạn (non performing

loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày – Nợ cần chú ý - Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn. - Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ. - Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.

- Tổng dư nợ chính là tất cả các khoản cho vay trừ đi giá trị các chứng thư bảo lãnh.

Nợ quá hạn giảm là kết quả chính từ dư nợ quá hạn giảm cho thấy ngân hàng đã sử dụng các biện pháp hạn chế rủi ro có hiệu quả làm giảm dư nợ quá hạn. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn càng tăng thì các Ngân hàng cần phải xem lại các biện pháp hạn chế rủi ro và thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng tăng.

* Tỉ lệ nợ xấu = (Số dư nợ xấu/tổng dư nợ) x 100%

* Nợ xấu = Số dư nợ xấu năm sau – Số nợ xấu năm trước (công thức tính số tăng giảm)

Nợ xấu của TCTD bao gồm các nhóm nợ sau:

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.

cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn

khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.

Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm cho thấy Ban lãnh đạo Ngân hàng đã chỉ đạo sát sao trong công tác xử lý nợ xấu nói riêng và công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói chung để giảm dư nợ xấu dưới mức quy định hiện nay.

* Các chỉ tiêu phân tán rủi ro

Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 thay thế cho Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/04/2005, các TCTD phải đảm bảo tuân thủ quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, cụ thể như sau:

Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ an toàn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.

Tỷ lệ an toàn = vốn tự có / Tổng tài sản "Có" rủi ro

Trong đó: + Vốn tự có = Tổng vốn cấp 1 + Tổng vốn cấp 2 – Các khoản phải trừ đi khi tính

+ Tổng vốn cấp 1 bao gồm: Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp); Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ; Lợi nhuận không chia; Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).

+ Tổng vốn cấp 2 bao gồm: 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật; Quỹ dự phòng tài chính; Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện.

+ Các khoản phải trừ đi khi tính: 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật và 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w