6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài
1.3. Kinh nghiệm hạn chế RRTD ở một số NHTM khác
1.3.1 Kinh nghiệm hạn chế RRTD
* Kinh nghiệm hạn chế tại Ngân hàng Vietcombank Vũng Tàu
Tính đến cuối năm 2018, Vietcombank Vũng Tàu đã tự xử lý được 52 tỷ đồng nợ xấu, đạt 104% kế hoạch (giai đoạn năm 2016-2018), đạt 85% kế hoạch (giai đoạn năm 2016-2020); thu được nợ ngoại bảng là 32 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch (giai đoạn năm 2016-2018), đạt 62% kế hoạch (giai đoạn năm 2016-2020) theo chỉ tiêu đã được Ngân hàng VietcomBank Trụ sở chính phê duyệt. Số dư nợ xấu tại thời điểm 31/12/2018 là 28 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%.
Để đạt được kết quả trên Vietcombank Vũng Tàu đã thực hiện những giải pháp hiệu quả như sau:
+ Ban lãnh đạo Vietcombank Vũng Tàu cũng đã phân công các Phó giám đốc, các trưởng phó phòng, tham gia chỉ đạo trực tiếp các các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu, , phức tạp nhằm tăng cường sự chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ tại các Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh là Trưởng Ban xử lý nợ để chỉ đạo sát sao công tác xử lý nợ tại Chi nhánh.
+ Bên cạnh đó, Vietcombank Vũng Tàu đã thành lập Bộ phận quản lý nợ xấu tại chi nhánh, phân công các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm để xử lý nợ và các cán bộ này phải có vai trò độc lập với cán bộ thẩm định tín dụng.
+ Vietcombank cũng quán triệt toàn hệ thống phương thức quản lý và xử lý nợ xấu, trong đó, chia thành hai nhóm xử lý chính là: Nhóm biện pháp chủ động phòng ngừa và Nhóm biện pháp xử lý thu hồi nợ. Trong đó, việc phòng ngừa được
quan triệt thường xuyên với việc nâng cao chất lượng thẩm định của Vietcombank Vũng Tàu, quan triệt nghiêm túc định hướng tín dụng chung và tín dụng theo ngành, thận trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng và theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng.
+ Và cuối cùng, VietcomBank Chi nhánh Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực từ trụ sở chính trong quá trình xử lý thu hồi nợ, Trụ sở chính cũng sẽ thường xuyên tổ chức tập huấn công tác xử lý thu hồi nợ cho toàn hệ thống theo từng khu vực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ tham gia công tác xử lý nợ.
* Kinh nghiệm hạn chế tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Phú Mỹ BR-VT
- Về xử lý nợ xấu: Chi nhánh đã thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế các khoản vay mới phát sinh hạn chế nợ xấu. Một số thành tựu đạt được năm 2019:
+ Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu giảm ròng với 5,18 tỷ so với năm 2018 va giảm ròng 13,2 tỷ so với năm 2017;
+ Chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng với tổng dư nợ là 15,2 tỷ đồng.
+ Kiên quyết chuyển nhóm nợ đối với các khách hàng khó khăn, các khách hàng kéo nhóm nợ CIC và đã làm giảm thu ròng từ lãi, tăng trích lập DPRR với tổng nguồn lực để xử lý chiếm gần 14% tổng thu nhập ròng.
Để đạt được kết quả trên BIDV Phú Mỹ thực hiện quy trình hạn chế RRTD theo 4 hoạt động như sau:
+ Hoạt động 1: Nhận biết nợ xấu, HĐQT và Ban Điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận biết nợ xấu.
+ Hoạt động 2: Đo lường nợ xấu, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN.
+ Hoạt động 3: Ngăn ngừa nợ xấu, Xây dựng môi trường RRTD thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Đồng thời, BIDV cũng triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý RRTD tập trung theo Hiệp ước Basel II.
+ Hoạt động 4: Xử lý nợ xấu, Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, Thực hiện cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng có khả năng phục hồi và phát triển ổn định lâu dài nhưng gặp khó khăn tạm thời, Phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi. Tìm biện pháp động viên khuyến khích khách hàng tích cực phối hợp giải quyết nợ xấu .
1.3.2 Bài học hạn chế RRTD rút ra cho Vietinbank CN BR-VT:
Trên cơ sở học hỏi thực tiễn từ công tác hạn chế rủi ro tại Ngân hàng Vietcombank và BIDV, thấy được những sai phạm trong hoạt động tín dụng. Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng Vietinbank như sau:
+ Thành lập ban xử lý nợ chuyên biệt từ trụ sở chính cho đến các chi nhánh, đối với CN có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3% cần có biện pháp kiểm soát đặc biệt.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực: Tách bạch chức năng giữa các phòng ban đảm bảo quá trình cấp tín dụng được thực hiện kiểm soát chéo lẫn nhau hạn chế tối đa rủi ro tín dụng do tập trung quyền vào một bộ phận..
+ Tổ chức tập huấn, đào tạo công tác thu hồi và xử lý nợ.
+ Đầu tư công nghệ: Cần phải đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, các số liệu về hoạt động tín dụng hỗ trợ cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
+ Xây dựng hệ thống chiết xuất dữ liệu, phân loại nợ để đánh giá kịp thời, chính xác, phản ánh đúng chất lượng tín dụng.
+ Triển khai cấp tín dụng theo mô hình cấp tín dụng tập trung và hạn chế RRTD theo chuẩn basel II nhằm hạn chế rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nêu bật tính chất của rủi ro tín dụng, đặc điểm của rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Đồng thời Chương 1 cũng nêu ra dấu hiệu nhận biết rủi ro, các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và đặc biệt là một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số NHTM là bài học kinh nghiệm cho Vietinbank chi nhánh BR-VT. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu Chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU. 2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh BR-VT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập từ tháng 6 năm 1988 theo NĐ53/HĐBT, mô hình tổ chức một cấp ( Trung ương- Thành phố), là một Chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tháng 10/1994, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển đổi thực hiện mô hình tổ chức thành Ngân hàng 2 cấp, đã chia tách các Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, xếp hạng II với hơn 150 lao động, gồm 06 phòng ban chức năng, 12 Phòng Giao dịch .
* Chức năng, nhiệm vụ của NHTMCP CTVN Chi Nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Cũng như tất cả các Ngân hàng khác, NHTMCP CTVN Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu có những chức năng chủ yếu sau: Huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNN, NHCT VN và quy của pháp luật.
Những nhiệm vụ cụ thể của NHTMCP CTVN Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm:
- Huy động vốn: là hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN, NHCTVN; thực hiện việc thanh toán giấy tờ có giá và các hình thức huy động vốn khác theo
quy định; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam theo quy định của NHNN, NHCT.
- Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân trong mức thẩm quyền được Tổng giám đốc giao, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về nghiệp vụ tín dụng. Bao gồm: Cho vay, chiết khẩu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của NHNN, NHCT.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ theo quy định của NHNN và NHCT, bao gồm: mở tài khoản tiền gửi, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng và tham gia hệ thống liên Ngân hàng trong nước.
Các hoạt động dịch vụ khác như:
+ Kinh doanh ngoại hối, vàng, tư vấn tài chính.
+ Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng thương mại…
+ Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
+ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức công tác hạch toán, kế toán, thống kê, đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh.
- Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu, cung cấp các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mà chi nhánh thực hiện cho khách hàng. Thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng gửi tiền, vay tiền và thực hiện các dịch vụ khác của Ngân hàng. - Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ trong hoạt động thu, chi, giao, nhận, bảo quản tiền mặt, ấn chỉ quan trọng, giấy tờ có giá theo quy định của NHNN, NHCT. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong mọi hoạt động kinh doanh.
Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 1
Giám đốc
Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ
Các phòng giao dịch
Các phòng ban khác của Hội sở ( bao gồm kế toán, kho quỹ, tổng hợp, hành chính,..
- Quản lý an toàn tài sản, hồ sơ khách hàng, trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định hiện hành của NHNN, NHCT và pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy chữa cháy của NHCT và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan do Giám đốc chi nhánh giao phù hợp với quy định hiện hành của NHNN và NHCT.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank Bà Rịa – Vũng Tàu
Cơ cấu phòng ban của Vietinbank CN BR-VT
- Phòng kế toán giao dịch: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp
với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN. Thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là
các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng công
thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra Phòng KHDN còn có chức năng tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp. Hỗ trợ phòng Kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài (nếu có). Phối hợp với phòng kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót. Tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu.
- Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá
nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT; Đầu mối hỗ trợ và cung cấp các sản phẩm bán lẻ cho chi nhánh và các Phòng giao dịch.
-Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ
tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi
nhánh theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
-Phòng tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến
kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh, bên cạnh đó phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh. Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách
hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ, cơ cấu lại các khoản nợ, nợ quá hạn, nợ xấu ), quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay.
2.1.2. Kết quả kinh doanh của Vietinbank Chi Nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu giaiđoạn 2017-2019 đoạn 2017-2019
Bảng 2.1: Kết quả tài chính của của Vietinbank CN BR-VT từ 2017 – 2019
ĐVT : (Số tiền : tỷ đồng, tỷ trọng: %) STT Chỉ tiêu Thực hiện 2017 Thực hiện 2018 Thực hiện 2019 Số liệu năm 2019 so với năm 2017 Số liệu năm 2019 so với năm 2018 1 Lợi nhuận (Trđ) 130,401 144,096 159,082 28,681Số +/- 122%Tỷ lệ 14,986Số +/- 110%Tỷ lệ 1.1 Thu XLRR 2,350 14,072 7,837 5,487 333% (6,236) 55% 1.2 Lợi nhuậnKDNT 998 1,264 5,729 4,731 574% 4,464 453% 1.3 Thu nhập từFTP 127,053 162,892 178,540 51,487 141% 15,648 109%
1.3.1 vay KHDNNII Cho 23,180 31,676 27,860 4,680 120% (3,816) 87%
1.3.2 vay KHBLNII Cho 28,601 42,887 55,053 26,452 192% 12,167 128%