6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Khái quát hoạt động tín dụng của Vietinbank– Chi nhánh Bà Rịa –
2.2.1. Khái quát hoạt động tín dụng của Vietinbank– Chi nhánh Bà Rịa –Vũng Tàu. Vũng Tàu.
* Chính sách tín dụng
Là nền tảng, chuẩn mực đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Vietinbank BR-VT an toàn, hiệu quả và bền vững. Chính sách tín dụng bao gồm những nguyên tắc, định hướng, phương thức, chuẩn mực trong việc cấp tín dụng, hạn chế rủi ro, tuân thủ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể:
- Mục đích và đối tượng tài trợ tín dụng: Vietinbank BR-VT đáp ứng nhu cầu vốn của tổ chức, cá nhân về kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp. Vietinbank BR-VT thực hiện cấp tín dụng cho mọi đối tượng khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự. Vietinbank BR-VT không thực hiện cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân thuộc danh sách bị cấm vận, rửa tiền, khủng bố theo quy định của pháp luật.
- Hình thức cấp tín dụng: Vietinbank BR-VT cung cấp hình thức cấp tín dụng khác nhau cho khách hàng tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn và uy tín của khách hàng. Các hình thức bao gồm: cho vay, bảo lãnh, phát hành thư tín dụng, bao thanh toán và chiết khấu.
- Cấu trúc và thời hạn cấp tín dụng: điều kiện rút vốn vay, phương thức thu nợ gốc, lãi, thời điểm trả gốc lãi đối với một khách hàng tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, chu kỳ sản xuất và nguồn trả nợ của khách hàng.
- Đảm bảo tín dụng: nhằm xác định nguồn trả nợ thay thế khi khách hàng không trả được nợ từ phương án kinh doanh sử dụng vốn vay của Ngân hàng. Tùy theo mục đích sử dụng vốn, năng lực trả nợ và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, Vietinbank BR-VT yêu cầu hoặc chấp nhận thế chấp tài sản, bảo lãnh của Bên thứ ba.
- Các hệ thống hạn chế và quản lý rủi ro tín dụng
+ Hệ thống quy trình tín dụng được thiết lập và duy trì từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc khoản tín dụng bao gồm: tiếp xúc khách hàng, phân tích và thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng, nhận và lưu trữ hồ sơ tín dụng, giải ngân tín dụng, giám sát thu hồi khoản tín dụng, trích lập dự phòng, giám sát khoản nợ có vấn đề.
+ Hệ thống phân cấp, ủy quyền tín dụng thông qua việc mô tả cụ thể chức năng, nhiệm vụ, các công việc phải làm. Phân cấp, ủy quyền trong ban hành hệ thống tài liệu; phân cấp, ủy quyền trong hoạt động phê duyệt, ký kết hợp đồng giao dịch; phân cấp, ủy quyền các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
+ Hệ thống thẩm định và phê duyệt tín dụng xây dựng theo nguyên tắc độc lập và phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và khâu phê duyệt để nâng cao chất lượng tín dụng. Thẩm định tín dụng phải phản ánh một cách trung thực, đầy đủ, kịp thời và chính xác. Thẩm định tín dụng có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả thẩm định, không được báo cáo sai sự thật hay cố tình che giấu thông tin.
+ Hệ thống kiểm soát chất lượng tín dụng bao gồm: Kiểm soát trước khi cấp tín dụng theo đó mọi hồ sơ cấp tín dụng sau khi phê duyệt phải được xem xét trước khi cấp tín dụng. Kiểm soát trong và sau khi cấp tín dụng nhằm theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
* Sản phẩm tín dụng
Nhằm gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh, Vietinbank BR-VT đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm tín dụng bao gồm:
-Tín dụng bán lẻ gồm các khoản tín dụng dành cho cá nhân bao gồm: + Cho vay mua bất động sản
+ Cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản + Cho vay mua ô tô
+ Cho vay du học
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá,
+ Cho vay online cầm cố tiền gửi tiết kiệm
+ Cho vay ứng trước tài khoản cá nhân dưới hình thức có tài sản đảm bảo
đảm bảo
+ Cho vay ứng trước tài khoản cá nhân dưới hình thức không có tài sản + Cho vay hộ kinh doanh,…
-Tín dụng doanh nghiệp gồm: + Thấu chi doanh nghiệp
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động + Cho vay đầu tư TSCĐ
+ Cho vay VND đảm bảo giá trị bằng USD
+ Các sản phẩm tài trợ thương mại trong nước (tài trợ nhà phân phối MASAN, tài trợ đại lý và khách hàng của Ford Việt Nam,..)
+ Các sản phẩm tài trợ thương mại xuất nhập khẩu (Sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu sang Mỹ và Canada hợp tác với Ngân hàng Wells)
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay của Chi nhánh BR-VT qua các năm 2017-2019
ĐVT : (Số tiền : tỷ đồng, tỷ trọng: %)
Dư nợ tín dụng
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay TD KHCN 1,737 39% 2,078 49% 2,154 46% + Cho vay SXKD KHCN 1,236 - 1,524 - 1,556 -
+ Cho vay tiêu dùng
KHCN 501 - 554 - 598 -
Cho vay TD D. nghiệp 2,694 61% 2,147 50.8% 2,526 54%
+ Cho vay vốn lưu động 1,028 - 824 - 765 -
+ Cho vay đầu từ TSCĐ 652 - 880 - 1,010 -
+ Cho vay các SP khác 1,014 - 443 - 751 -
Tổng cộng 4,431 100% 4,225 100% 4,680 100%
(Nguồn: BCTC của Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017- 2019)
Qua bảng tổng hợp hoạt động tín dụng của chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2019 có thế thấy dư nợ cho vay KHDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay KHCN, nhưng tỷ lệ này đang giảm dần qua các năm.
+ Năm 2017 cho vay KHDN chiếm tỷ lệ lớn nhất 2,694 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 61%), tỷ lệ cho vay KHDN lớn nguyên nhân do thời gian này các dự án về dầu khí đang trên phát triển ổn định, các DN kinh doanh các mặt hàng phụ trợ cho mảng đầu tư này có doanh thu và lợi nhuận cao, nên Chi nhánh tăng trưởng về dư nợ KHDN trong năm cũng là hợp lý.
+ Năm 2018 tỷ lệ cho vay KHDN có xu hướng giảm dần, giảm 547 tỷ đồng, tương ứng giảm 10.2% so với năm 2017, đây là thời điểm mà NHCT đang dần định hướng dịch chuyển sang cho vay khách hàng Cá nhân, theo đó cho vay KHCN tăng 341 tỷ đồng, tăng 10 % so với năm 2017, KHCN là nguồn khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng, tỷ lệ cho vay có NIM cao (chênh lệch lãi suất giữa HĐV và cho vay), bán chéo được nhiều sản phẩm đi kèm như bảo hiểm, ngân hàng điện tử, tài sản bảo đảm chắc chắn có tính thanh khoản cao, tỷ lệ rủi tín dụng ro thấp… đây cũng là định hướng mà các Ngân hàng trong nước đang hướng tới bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đầu tư cho KHDN.
+ Năm 2019 tỷ lệ cho vay KHD tăng so với năm 2018, cho vay KHDN tăng do năm 2019 Chi nhánh đã mở rộng và tăng quy mô cho vay, tổng dư nợ tăng thêm là 455 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 10,7%, bên cạnh việc tiếp tục tăng trưởng cho vay KHCN thì chi nhánh đã cho vay một số DN với dự án đầu tư tài sản cố định như Tôn hoa sen và Dự án kính trắng, làm tỷ lệ cho vay đầu tư TSCĐ KHDN tăng 130 tỷ đồng so với năm 2018.
Tổng quan về hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ 2017-2019 có thể thấy chi nhánh thực hiện rất tốt tỷ lệ cho vay giữa KHCN và KHDN, việc cân băng tỷ lệ để đảm bảo môi trường kiểm soát mà NHCT quy định, giảm thiểu rủi ro khi quá tập trung vào ngành hay một số lĩnh vực, qua đó hạn chế được rủi ro đối vơi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.2 Thực trạng RRTD lại Vietinbank– Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.2.2.1 Kết quả phân loại nợ
Bảng 2.3: Dư nợ phân theo nhóm nợ qua các năm 2017-2019
ĐVT : (Số tiền : tỷ đồng, tỷ trọng: %)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
Tổng dư nợ 4,431 100% 4,225 100% 4,680 100% Nhóm 1 4,397 99.2% 4,213 99.7% 4,625 98.8% Nhóm 2 19,4 0.44% 0,66 0.02% 45,3 0.97% Nhóm 3 3,02 0.07% 0,24 0.01% - 0.00% Nhóm 4 4,3 0.10% 1,84 0.04% 0,20 0.00% Nhóm 5 7,4 0.17% 10,3 0.24% 9,4 0.20% Nợ quá hạn 34,1 13,0 54,9 Tỷ lệ nợ quá hạn /dư nợ 0.44% 0.31% 1.17% Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ 0.33% 0.29% 0.20%
Vietinbank BR-VT thực hiện phân nhóm nợ theo quy định của NHNN bao gồm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Việc phân loại nhóm nợ giúp Vietinbank BR-VT dễ dàng quản lý chất lượng dư nợ và có biện pháp kịp thời xử lý rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ. Như cơ cấu nợ nhóm của các NHTM, Nợ nhóm 1 tại Vietinbank BR-VT chiếm tỷ trọng lớn nhất luôn trên 90% tổng dư nợ.
Năm 2019, với tín dụng tăng trưởng nóng, nợ nhóm 2 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất giai đoạn 2017-2019. Nợ nhóm 2 là 45,3 tỷ đồng chiếm đến 0.97% tổng dư nợ, nợ nhóm 5 là 9,3 tỷ đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ.
2.2.2.2 Chỉ tiêu đo lường hạn chế rủi ro tín dụng Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.4 Dư nợ quá hạn qua các năm 2017-2019
ĐVT : (Số tiền : tỷ đồng, tỷ trọng: %)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ quá hạn 34,1 13,0 54,9
Tổng dư nợ 4,431 4,225 4,680
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,77 0,30 1,17
(Nguồn: BCTC của Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017- 2019 )
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao, điều này phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ và vốn tín dụng không ngừng tăng. Theo đó tình hình nợ quá hạn tăng là điều tất yếu xảy ra.
Dư nợ quá hạn năm 2018 giảm 21,1 tỷ đồng (34,1 tỷ đồng - 13,0 tỷ đồng), điều này cho thấy Vietinbank CN BR-VT đã áp dụng rất tốt các biện pháp hạn chế RRTD, qua năm 2019 dư nợ quá hạn tăng lên rất cao 41,9 tỷ đồng so với năm 2018 ( 54,9 tỷ đồng - 13,0 tỷ đồng), điều nay cho thấy Chi nhánh đã buông lỏng quảng lý để dư nợ quá hạn tăng cao một cách nhanh chóng. Từ đó có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng cao so với tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2018 tỷ lệ nợ
quá hạn chiếm 0.3% nhưng đến cuối năm 2019 chiếm 1,17% tỷ trọng tổng dư nợ cho vay.
Trong khi đó, nợ xấu mới hiện tại lại đến từ các khoản đầu tư của tư nhân và vay tiêu dùng của Hộ gia đình và Cá nhân, đặc biệt là ở các Ngân hàng bán lẻ. Do đó, nợ xấu sẽ tăng nhiều nhất ở các ngân hàng mở rộng mạnh trong mảng bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng, do hoạt động này rủi ro cao và tăng chậm hơn ở ngân hàng có tiêu chuẩn cho vay khắt khe hơn và việc mở rộng cho vay bán lẻ thận trọng hơn.
Nguyên nhân thứ hai là do chủ quan phát sinh nợ quá hạn từ một số Doanh nghiệp và Cá nhân quản lý yếu kém, đầu tư tràn lan không có hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn phát sinh năm 2019, 2019 tăng cao nhưng chỉ tập trung tại một số đơn vị doanh nghiệp có cổ phần như CTCP kết cấu kim loại và máy Dầu khí, CTCP thương mại Tổng hợp.
Bảng 2.5 Dư nợ quá hạn theo lĩnh vực kinh tế của CN qua các năm 2017-2019
ĐVT : (Số tiền : tỷ đồng, tỷ trọng: %)
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số
tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ
- Nợ QH cho vay sản
xuất kinh doanh nhỏ lẻ. 10,9 32% 4,0 31% 25,0 45% - Nợ QH cho vay sản
xuất đầu tư máy móc trang thiết bị nhà xưởng.
4,3 13% 2,0 15% 15,1 27%
- Nợ QH cho vay TD (Bao gồm XD, sửa chữa
nhà ở và mua đất ở) 6,4 19% 1,8 14% 8,2 15%
- Nợ QH cho vay nông nghỉệp nông thôn trồng trọt, chăn nuôi
4,2 12% 0,2 0.3% 5,3 9%
- Nợ QH cho vay chế biến và đánh bắt thủy hải
sản 8,3 24% 5,0 39% 2,3 4%
Tổng cộng 34,1 100% 13,0 100% 55,9 100%
Qua bảng nợ quá hạn theo ngành kinh tế có thể thấy sự chuyển dịch nợ quá hạn, trong năm 2017 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn là cho vay SXKD nhỏ lẻ, cho vay tiêu dùng và cho vay đánh bắt thủy hải sản, năm 2018 các lĩnh vực trên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn, đến năm 2019 nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực là cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và đầu tư trang thiết bị máy móc nhà xưởng, đây là 2 ngành mà NHCT định hướng mở rộng cho vay trong năm và các năm tiếp theo, nên Chi nhánh cũng cần tập trung tìm giải pháp hạn chế RRTD của 2 lĩnh vực này làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tình hình nợ xấu
Bảng 2.6 Dư nợ xấu qua các năm 2017-2019
ĐVT: (Số tiền: tỷ đồng, tỷ trọng: %)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ xấu 14,7 12,3 9,6
Tổng dư nợ 4,431 4,225 4,680
Tỷ lệ nợ xấu 0,33 0,29 0,21
( Nguồn: BCTC của Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017- 2019 )
Dư nợ xấu của Vietinbank BR-VT qua các năm có xu hướng giảm năm 2018 giảm 2, tỷ đồng ( 14,7 tỷ đồng -12,3 tỷ đồng), năm 2019 nợ xấu của chi nhánh giảm 2,7 tỷ đồng so với năm 2018 (12,3 tỷ đồng -9,6 tỷ đồng), tỷ lệ nợ xấu quá các năm trên tổng dư nợ của Chi nhánh thấp hơn nhiều so với nợ xấu toàn hệ thống năm chiếm 1,2% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu có xu hướng giảm do có một số khoản nợ đã được XLRR vào cuối các năm tài chính, qua đó cũng có thể thấy các biện pháp hạn chế RRTD của Chi nhánh đã phát huy hiệu quả.
Bảng 2.7 Dư nợ xấu theo nhóm nợ qua các năm 2010-2013
ĐVT (Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nhóm 3 3,0 20.5% 0,24 1.94% - 0.00%
Nhóm 4 4,3 29.2% 1,84 14.9% 0,2 2.08%
Nhóm 5 7,4 50.3% 10,3 83.2% 9,4 97.9%
Tổng nợ
xấu 14,7 100% 12,38 100% 9,6 100%
(Nguồn: BCTC của Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017- 2019)
Năm 2017 Nợ nhóm 3 là 3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20.5% trên tổng nợ xấu, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 là 0.24 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1.94%. Trong khi đó năm 2017, 2018 và năm 2019 tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 lần lượt chỉ chiếm 50.3%, 83.2% và 97,9% trên tổng dư nợ xấu. Bảng 2.8: Dự phòng rủi ro tín dụng ĐVT (Số tiền: tỷ đồng, Tỷ trọng: %) Chỉ tiêu Dự phòng RRTD đã trích trong kỳ Dư nợ Tỷ lệ dự phòng RRTD đã trích Năm 2017 4,2 4,431 0,098% Năm 2018 5,9 4,225 0,14% Năm 2019 3,5 4,680 0.08%
(Nguồn: BCTC của Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017- 2019)
Vietinbank BR-VT thực hiện phân loại nhóm nợ theo quy định của NHNN theo 5 nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn và thực hiện trích lập dự phòng theo tỷ lệ mà NHNN quy định lần lượt cho các nhóm nợ 0%, 5%, 20%, 50% và 100% cho Nợ có khả năng mất vốn. Dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Thêm nữa, Vietinbank BR-VT buộc phải trích lập dự phòng thêm từ việc thực hiện đánh giá lại tài sản đẳm bảo đặc biệt là những tài sản là bất động sản, giá trị giảm rất nhiều so với giá trị ban đầu.