6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài
3.1.2 Định hướng tín dụng chung của Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu
Trên cơ sở những định hướng của Vietinbank đề ra, những thành tựu đạt được trong thời gian qua và đánh giá môi trường hoạt động trong năm 2019, Vietinbank Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu: lợi nhuận bình quân đạt nhóm II của hệ thống NHCT Việt Nam, giữ vững và phát triển quy mô hoạt động và thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1, phấn đấu tăng trưởng bền vững và tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ
- Có hợp lý, an toàn và hiệu quả trong hoạt động, đạt thành tích hoạt động tốt để góp phần vào hoạt động hiệu quả của Vietinbank.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch chi nhánh thực hiện trong năm 2021:
Đơn vị tính : (Số tiền : tỷ đồng, tỷ trọng: %)
Stt Chỉ tiêu Năm2020 năm 2021Kế hoạch Tỷ lệ tăng trưởng
1 Nguồn vốn BQ (Tỷ đ) 6,633 7,291 110% 1 Nguồn vốn KHDN BQ 1,749 2,161 124% 1 KH bán lẻ BQ 4,884 5,130 105% 2 Nguồn vốn CASA BQ (tỷ đ) 1,191 1,703 143% 3 Dư nợ (Tỷ đ) 5,361 6,071 113% 3 KH Doanh nghiệp 3,191 3,791 119% 3 KH bán lẻ 2,170 2,280 105% 4 Lợi nhuận (tỷ đồng) 194 221 114%
Cụ thể hơn, quan điểm giải quyết trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại CN: Luôn lấy số lượng và chất lượng tín dụng làm mục tiêu kinh doanh, đồng thời chú trọng công tác quản lý rủi ro, Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường nhằm giúp CN ứng phó kịp thời khi thị trường có sự biến động ảnh hưởng tới tính thanh khoản.
Chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.
Với định hướng như trên, Vietinbank BR-VT cần phải nỗ lực trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đồng thời phải đưa ra các giải pháp hỗn hợp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đó một cách hiệu quả.
Tiếp đến Vietinbank BR-VT định hướng xây dựng Chiến lược rủi ro là xây dựng văn hóa rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng nhằm nhận thức và quản trị rủi ro sâu rộng hơn trên toàn Ngân hàng thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo nguyên tắc “Ba tuyến phòng thủ”. Theo đó, tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, từ các khối kinh doanh đến các khối hỗ trợ và kiểm toán nội bộ cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa công tác quản trị rủi ro tín dụng với việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.
Cải tiến đối với quản trị danh mục và nhận diện rủi ro tín dụng, Ngân hàng sẽ tiếp tục xây dựng và cải thiện công tác quản trị danh mục và nhận diện rủi ro tín dụng. Các hoạt động dự định sẽ thực hiện là: Cải thiện Hệ thống cảnh báo sớm nhằm đảm bảo rằng các vấn đề tín dụng tiềm tàng của khách hàng sẽ được nhận diện ở giai đoạn sớm nhất, nhờ đó Ngân hàng có thể cung cấp các giải pháp tốt hơn cho Ngân hàng và khách hàng; Xây dựng một Kho dữ liệu để cải thiện tính toàn vẹn và chất lượng thông tin, trong đó chủ chốt là thông tin tín dụng, là nền tảng để xây dựng các mô hình tín dụng và các kỹ thuật tiên tiến để theo dõi khoản vay.
Phân loại nợ và xây dựng mô hình tín dụng để đảm bảo việc thẩm định tín dụng phản ánh chính xác được xác suất mất khả năng trả nợ của đối tác, Ngân
hàng sẽ tiếp tục phát triển hệ thống phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, bao gồm việc xây dựng các mô hình tín dụng đối với từng phân khúc và đánh giá chi tiết hơn khả năng tín dụng của từng khách hàng.
Tăng cường tập trung vào hoạt động Thu hồi và Quản lý nợ đặt trọng tâm vào từng phân khúc/từng nhóm khách hàng với những chiến lược/công cụ/mô hình thu hồi nợ khác nhau và tăng cường khả năng thu hồi nợ.
Thiết lập một hệ thống tính toán và báo cáo tín dụng, cùng với những nỗ lực quản trị rủi ro hoạt động sẽ giúp cho Ngân hàng có khả năng đáp ứng các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng
3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu
Thứ nhất, Tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng
- Cần xây dựng một chính sách khách hàng theo hướng duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng cũ có uy tín, thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ của khách hàng cũ và thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tạo tiện ích tối đa cho khách hàng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro, tránh tập trung vào việc cho vay đối với một nhóm khách hàng. Muốn thực hiện điều này, Vietinbank CN BR-VT cần phải tiếp tục tăng cường các biện pháp:
+ Tìm hiểu các loại hình sản phẩm dịch vụ của các NHTM khác để đưa ra chính sách cạnh tranh và thu hút khách hàng.
+ Xây dựng chính sách bán chéo sản phẩm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại Vietinbank CN BR-VT.
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ khách hàng đối với từng nhân viên của Vietinbank CN BR-VT, tạo tâm lý thoải mái và hài lòng khi khách hàng giao dịch tại Vietinbank CN BR-VT bằng cách tổ chức tập huấn cách giao tiếp khách hàng, thuê một tổ chức độc lập để hỗ trợ Vietinbank CN BR-VT trong việc đánh giá xếp loại nhân viên hàng tháng cũng như đưa ra giải pháp tối
ưu nhằm hoàn thiện cung cách phục khách hàng của nhân viên Vietinbank CN BR-VT. - Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi xảy ra rủi ro, do đó Vietinbank CN BR-VT cần thường xuyên theo dõi thông tin về tài sản đảm bảo nếu có biến động thì cần định giá lại tài sản, từ đó đưa ra hướng xử lý đối với những món vay có khả năng trở thành nợ quá hạn.
- Ngoài ra nhân viên tín dụng cần phối hợp với nhân viên thẩm định giá để xác định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản thế chấp và người đi vay để xác định đúng mục đích vay vốn, mối quan hệ giữa người sở hữu tài sản và người sử dụng tài sản để làm rõ tình trạng tài sản thế chấp có tranh chấp hay không,… từ đó hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.
- Thay đổi quy định về nhận tài sản đảm bảo là động sản, hàng hóa cụ thể là thực hiện điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo sao cho phù hợp với từng khoản vay và từng loại tài sản đảm bảo. Đối với tài sản là hàng hóa, để hạn chế rủi ro tín dụng ngoài việc thường xuyên định giá lại giá trị tài sản đảm bảo, Vietinbank CN BR-VT cần phải điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo dựa trên việc thu thập số liệu quá khứ về biến động của giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh tỷ lệ hợp lý.
- Rà soát lại và hạn chế việc cấp tín dụng cho khách hàng có tài sản đảm bảo là hàng hóa, cụ thể đối với khách hàng mới thì Vietinbank CN BR-VT không thực hiện cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo là hàng hóa, đối với khách hàng hiện hữu đang có giao dịch tín dụng với Vietinbank CN BR-VT, Vietinbank thực hiện đánh giá, xếp hạng và phân loại nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro cao, trung bình và thấp.
- Đối với tài sản đảm bảo là động sản tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo khống chế mức tối đa từ 50-70% nhằm hạn chế rủi ro do giảm giá trị động sản.
Thứ hai, Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay
Để nâng cao hiệu quả trong việc tuân thủ quy trình cho vay, Vietinbank CN BR- VT cần thực hiện chặt chẽ các giai đoạn sau:
- Hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng của Vietinbank CN BR- VT thường qua báo cáo của khách hàng, chẳng hạn, thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo về tài chính trong các năm gần nhất của khách hàng. Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Hoặc báo cáo đó có qua kiểm toán thì độ tin cậy cũng là cả một vấn đề. Do vậy, đối với cán bộ NH, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những NH mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ CIC của NHNN, từ cơ quan Thuế và Hải quan,…
- Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay dựa trên các tiêu chí như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn… Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn thu nhập chính của khách hàng đồng thời xem xét những biến động về thị trường, chính sách kinh tế, tỷ giá, … trong tương lai để điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Mặt khác, cán bộ tín dụng cần phải tránh quan niệm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo mà không xem xét đến khả năng tài chính cũng như uy tín của khách hàng vì việc xử lý tài sản đảm bảo thường mất rất nhiều thời gian và chi phí và bị đọng vốn làm giảm thu nhập của Vietinbank CN BR-VT.
- Cán bộ tín dụng cần phải quan tâm hơn nữa đến việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình đó, cán bộ tín dụng cần phải xem xét khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, tình hình sử dụng vốn vay thực tế so với các chứng từ hóa đơn đã xuất trình có phù hợp hay không, từ đó nêu rõ nguyên nhân gây ra sự sai lệch, cán bộ tín dụng đảm bảo phải quản lý được nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản thanh toán tại Vietinbank CN BR-VT. Cán bộ tín dụng phải nắm bắt được sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, thành viên quản lý, tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp hoặc sự thay đổi về tình trạng hôn
nhân, nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng trả nợ.
Thứ ba, Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ
- Vietinbank CN BR-VT cần thực hiện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng một cách thường xuyên định kỳ hàng tháng, hàng quý tại các chi nhánh và phòng giao dịch, từ đó có thể phát hiện sớm, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình cấp tín dụng. Để giúp cho việc kiểm soát có hiệu quả thì Vietinbank CN BR-VT cần phải tăng cường về chuyên môn lẫn số lượng kiểm soát viên để có thể đáp ứng yêu cầu về quy mô hoạt động ngày càng mở rộng của Vietinbank CN BR-VT.
- Vietinbank CN BR-VT nên tổ chức nhiều buổi đào tạo nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ phòng kiểm soát, không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra như: thành lập tổ kiểm soát nội bộ tại từng chi nhánh giúp cho việc kiểm tra được thường xuyên và phòng ngừa rủi ro tín dụng kịp thời.
Lớp Tần xuất Giảng viên
Kỹ năng bán hàng 6 tháng/lần Trường đào tạo Vietinbank Phân tích BCTC và
thẩm định DAĐT 6 tháng/lần Các thầy cô tại các trường ĐH Pháp lý về TSBĐ và xử
lý TSBĐ 6 tháng/lần Trường đào tạo Vietinbank Chia sẻ kinh nghiệm tín
dụng 3 tháng/lần
Trường đào tạo Vietinbank, Các cán bộ có kinh nghiệm.
Thứ tư, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Để hạn chế nợ xấu cần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt trách nhiệm của nhân viên làm công tác tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi, cần xây dựng được chính sách lương, thưởng, thu nhập phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay cho nhân viên tín dụng.
Chuẩn hóa nhân viên làm công tác tín dụng: Nhân viên tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Vietinbank CN BR-VT, họ là người mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng song cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng, ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và cần phải có một số tiêu chuẩn cơ bản:
+ Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín. Trong điều kiện quy mô đào tạo chuyên ngành tài chính Ngân hàng rất lớn như hiện nay thì phải làm tốt công tác tuyển chọn, sàng lọc từ đầu.
+ Có khả năng ngoại ngữ, tin học, nhanh nhẹn, hoạt bát, có kỹ năng phân tích thị trường và khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm. Đây là điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch, sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án, trong thu hút khách hàng và đánh giá khách hàng…
+ Có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với nhân viên tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh. Để xem xét vấn đề này, cần nghiên cứu lịch sử công tác và các mối quan hệ xã hội.
+ Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp, nhân viên tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.
Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng rất hạn chế, điều này đòi hỏi nhân viên tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Vietinbank CN BR- VT cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng một cách có hiệu quả, cụ thể: khuyến khích những cán bộ đang công tác tại ngân hàng tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống
rủi ro, các lớp công nghệ thông tin để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tín dụng đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro xảy ra.
+ Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ tín dụng ở các chi nhánh khác nhau thông qua các khóa tập huấn, hội thảo chuyên đề về hoạt động tín dụng… Bố trí công việc hợp lý cho từng cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải, phù hợp với năng lực của từng cán bộ tín dụng, giúp cho cán bộ tín dụng có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân của khách hàng một cách hiệu quả.
+ Khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ làm công tác tín dụng: đối với các cán bộ có thành tích xuất sắc thì được biểu dương, khen thưởng về mặt vật chất lẫn tinh thần