Một số kiến nghị với NHNN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 76 - 83)

6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài

3.3.2 Một số kiến nghị với NHNN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thứ nhất, Thay đổi một số cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý thuộc thẩm quyền của NHNN tỉnh

Ngân hàng Nhà nước tỉnh phải không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, văn bản hướng dẫn, coi đây là một đòi hỏi cấp bách, cụ thể:

+ Duy trình chính sách hỗ trợ, hướng dẫn các văn bản chính sách của NHNN tới Ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng, kịp thời, tránh ra các văn bản thay đổi bất ngờ, thường xuyên làm cho các ngân hàng, doanh nghiệp không kịp thay đổi theo, gây khó khăn thậm chí thua lỗ dẫn đến phá sản.

+ Ngân hàng nhà nước tỉnh cần phối hợp với các bộ ngành liên quan hướng dẫn cụ thể và tháo gỡ những vướng mắc cụ thể, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan công an, của sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để cùng ban hành văn bản hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ trong thủ tục phát mãi, xử lý tài sản, khau thi hành án,..

Thứ hai, Tăng cường công tác thanh tra của NHNN tỉnh đối với hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn

+ NHNN tỉnh cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra thông qua việc nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng nhiều biện pháp như thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện, đưa ra cảnh bảo kịp thời giúp các NHTM trên địa bàn có biện pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động tín dụng.

+ Quan tâm hơn nữa về việc đào tạo, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng, đồng thời cần luân chuyển cán bộ Thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Cuối cùng là cần phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ Thanh tra viên nhằm hạn chế tiêu cực về đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thanh tra các TCTD.

Thứ ba, kiến nghị NHNN trung ương Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng.

+ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng. Trung tâm này thu thập và cung cấp thông tin cho các TCTD hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng.

+ Tuy nhiên cần phải đầu tư hơn nữa, đổi mới, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin bằng cách NHNN cần phải yêu cầu các TCTD thực hiện cung cấp thông tin của khách hàng một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho CIC. Thêm nữa, CIC cần phải trả chi phí cho các TCTD trong việc cung cấp thông tin đầu vào nhằm ràng buộc trách nhiệm cho các TCTD trong việc cung cấp thông tin để CIC trở thành kênh thông tin cập nhật liên tục, có giá trị tham khảo đáng tin cậy cho các NHTM.

+ Thêm nữa, hiện nay việc tra CIC cần phải tra thông tin khách hàng về thẻ tín dụng và các khoản vay khác khiến chi phí NH phải trả khá cao. Kiến nghị CIC điều chỉnh chi phí mà các NH phải trả cho việc tra CIC cụ thể gộp cả 2 thông tin thẻ tín dụng và các khoản vay khác cho một lần tra, điều chỉnh phí cho những thông tin chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng như: tăng cường chính sách cho vay, thành lập bộ phận kiểm soát tín dụng và tuân thủ, đầu tư cơ sở hạ tầng rủi ro nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh trong Vietinbank Chi nhánh BR-VT. Ngoài ra thông qua Chi nhánh BR- VT, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng nhà nước tỉnh BR-VT nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi, thủ tục tinh gọn, hỗ trợ Vietinbank Chi nhánh BR-VT trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của mình, góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế tỉnh BR-VT nói chúng và nền kinh tế Việt nam nói riêng trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một hoạt động có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Đối với nền kinh tế còn yếu của Việt Nam, việc phát huy những nguồn lực tiềm tàng là vô cùng quan trọng. Với một nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, việc phát triển các DN và tăng trường tín dụng bền vững đang gặp rất nhiều khó khăn. Hạn chế rủi ro tín dung nói chung và tín dụng đối với khách hàng vay vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính sống còn đối với các Ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế thì công tác hạn chế rủi ro tín dụng đã và đang khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của bản thân các ngân hàng. Yêu cầu đặt ra cho các Ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng về hoạt động tín dụng là:

- Tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng giúp cho Ngân hàng có một lượng lớn khách hàng uy tín để có thể đạt được mức lợi nhuận cao.

- Đảm bảo tốt chất lượng các khoản tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhằm tránh được các khoản lỗ.

Trong thời gian công tác tại Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu, với mong muốn phân tích thực trạng để tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đồng thời đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác Hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn trong kinh doanh cho Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu, luận văn “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt nam –

Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu” giai đoạn 2017-2019 đã nêu lên những vấn đề cơ

bản về tín dụng, vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp, rủi ro tín dụng tại

Chương I. Đồng thời luận văn cũng đã đánh giá toàn diện rủi ro trong hoạt động

tín dụng tại Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế tại Chi nhánh cũng như các nguyên nhân của những hạn chế đó tại Chương II của luận văn. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong

cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp trong thời gian tới được đề cập ở

Chương III.

Đây là một đề tài phức tạp và thực sự cần thiết trong tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao như hiện nay. Mặc dù đã nỗ lực hết mình nghiên cứu nhưng những giải pháp đưa ra trong luận văn chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụng hiện nay. Tuy nhiên nó vẫn phát huy hiệu quả khi các bộ phận thực hiện đúng quy định và việc vận dụng linh hoạt các giải pháp trong quá trình thực hiện.

Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong hội đồng, và các nhà khoa học cũng như bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong việc hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, các Thầy, Cô ở Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như toàn thể cán bộ nhân viên tại Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.

I

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu văn bản:

1. Hồ Diệu (2009). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Văn Tiến (2017), Quản trị rủi ro trong kinh doanh NH, NXB Lao Động. 3. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh NH – Risk Management In Banking, NXB Lao động – Xã hội.

4. Ngô Hướng (2012), Phòng Ngừa Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng Thương Mại Trên

Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB kinh tế TP Hồ Chí Minh.

5. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH ngày 24/11/2015

6. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

7. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

8. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.

9. NHTMCP Công Thương Việt Nam, Các văn bản hiện hành liên quan đến công

tác tín dụng, rủi ro tín dụng.

10. Ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu (2017,2018,2019), Báo cáo tài chính các năm 2017,2018,2019.

11. Lê Đình Hạc (2004): Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng Số 12/2004. Phạm Xuân Hoè (2005): Quản trị danh mục tài sản bảo đảm- Một yêu cầu cấp thiết (Số 7/2005); Ngô Bá Lại, Vụ trưởng, NHNN (2006): Hoàn thiện cơ chế quản trị - điều hành – kiểm soát phù hợp với vị thế, mục tiêu và nhiệm vụ, quyền hạn của một ngân hàng trung ương hiện đại; Nguyễn Văn Phương, (2007): Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Số 11/2007)

12. A.Saunders and Marcia M Cornett, Financial Institutions Management - A

13. Luận văn thạc sỹ của tác giả Đồn Quốc Anh, hoàn thành năm 2016 “Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh” 14. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thái, hoàn thành năm 2007 B. Tài liệu mạng: 15. Website: www.cafef.vn/tang-cuong-kiem-soat-rui-ro-tin-dung- 20160905090918675.chn 16. Website : sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? 17. Website: www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/16/06/canh-bao-som-rui-ro- tin-dung-cong-cu-cho-nguoi-dan-dau.html&p=1 18. Website : www://vneconomy.vn/tao-dieu-kien-tiep-can-tin-dung-nhung- khong-lo-la-kiem-soat-rui-ro-20180212123535401.htm 19. Webside: vietnambankers.edu.vn

PHỤ LỤC I Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng bao gồm 08 bước:

Bước 1. Tiếp nhận, thu thập hồ sơ, xử lý kết quả

- CBQHKH tư vấn và tiếp nhận Đề nghị vay vốn từ KH và hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ liên quan cần thiết.

- Nhận diện và đánh giá thực tế thông tin khách hàng, kiểm tra thực tế và đánh giá TSBĐ của khách hàng theo bộ hồ sơ cấp tín dụng.

- Trường hợp yêu cầu định giá, CBQHKH lựa chọn bộ phận định giá và lập phiếu đề nghị định giá gửi về bộ phận định giá.

Bước 2. Kiểm tra, thẩm định và phân loại hồ sơ, CBQHKH thực hiện:

- Tiếp nhận hồ sơ từ Đơn vị và kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ theo Checklist Sau đó tiến hành

+ Thẩm định hồ sơ cấp tín dụng + Thu thập thông tin từ CIC

+ Kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng tại Vietinabank (nếu có)

+ Liên hệ khách hàng qua điện thoại để xác định tính chính xác, trung thực của các thông tin khách hàng cung cấp.

Bước 3. CBQHKH gửi hồ sơ lên trình Lãnh đạo kiểm tra, kiểm soát lại nội dung thông tin, danh mục hồ sơ cấp tín dụng và gặp trực tiếp khách hàng nếu cần thiết;

- Quyết định tiếp nhận hồ sơ hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng;

- Ký xác nhận Đề xuất cấp tín dụng với những khách hàng đủ điều kiện cấp tín dụng và tiến hành gửi hồ sơ cho bộ phận HTTD phê duyệt tín dụng

Bước 4. Phê duyệt, lưu và gửi kết quả phê duyệt tín dụng

- Lãnh đạo phòng tiến hành phê duyệt theo quy định của Vietinbank BR-VT

+ Nếu hồ sơ được LĐP đồng ý, phòng ban gửi kết quả phê duyệt cho hỗ trợ tín dụng phê duyệt tín dụng xác nhận trước khi chuyển sang hồ sơ giải ngân, Đơn vị tiến hành lập thông báo tín dụng chấp thuận gửi cho khách hàng.

+ Nếu hồ sơ không được LĐP đồng ý, phòng ban tiếp nhận gửi thông báo tín dụng từ chối cho khách hàng.

+ Đối với các trường hợp hồ sơ được phê duyệt, sau khi khách hàng đã đồng chấp thuận cấp tín dụng, CBQHKH chuyển bản scan hồ sơ cấp tín dụng đã phê duyệt sang HTTD

Bước 5. Kiểm soát hồ sơ tập trung tại HTTD

- LĐ phòng kiểm soát lại hồ sơ do CBQHKH soạn về nội dung các Hợp đồng đầy đủ về nội dung, chặt chẽ về mặt pháp lý chuyển về lại cho CBQHKH

- LĐ phòng thực hiện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận với khách hàng

Lưu ý: Đối với các tài sản phải thực hiện mua bảo hiểm theo quy định của Vietinbank BR-VT, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm và hoàn thiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và của Vietinbank BR-VT.

Bước 6. Hoàn tất thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho TSBĐ

- CBQHKH đi cùng khách hàng hoàn tất các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Hoàn tất thủ tục nhập kho TSBĐ sau khi Đơn vị và khách hàng hoàn tất việc ký kết hợp đồng, văn bản.

- Scan hồ sơ giải ngân gửi về HTTD

Bước 7. Mở tài khoản và nhập TSBĐ

- CBQHKH mở TK tiền vay đối với khoản vay trong hạn mức phòng ban, các khoản GN vượt thẩm quyền TK giải ngân do phòng HTTD mở.

- CBQHKH thực hiện nhập số liệu TSBĐ vào hệ thống và chuyển HS qua KTGD để tiến hành giải ngân cho KH.

Bước 8. Tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ giải ngân

- KTGD thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải ngân bào giồm HS giải ngân và TSBĐ ( đối với KH vay vốn bằng tài sản)

- KTGD thực hiện kiểm soát hồ sơ giải ngân trước khi chuyển sang bộ phận hậu kiểm Phòng tổng hợp lưu chứng từ giải ngân.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w