Thông qua Chi nhánh BR-VT kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài

3.3.1. Thông qua Chi nhánh BR-VT kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh BR-VT.

3.3.1. Thông qua Chi nhánh BR-VT kiến nghị đối với Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam. Công Thương Việt Nam.

Chi nhánh BR-VT là bộ phận nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Do đó, mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự tác động trực tiếp từ chính sách hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Bởi thế, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần có những chính sách nhằm hỗ trợ chi nhánh trong việc thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng, cụ thể;

+ Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, rõ ràng. Xây dựng, ban hành chế độ chính sách tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống.

+ Ban hành cơ chế và các văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm định, tái thẩm định cho từng loại cho vay, theo từng loại KH và theo từng ngành nghề kinh doanh. Soạn thảo và cung cấp các Quy định, Quy trình chặt chẽ, cụ thể về xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm đến từng bộ phận, cá nhân liên quan. Các cơ chế và các văn bản hướng dẫn, Quy định, Quy trình phải đơn giản, dễ hiểu có sự liên kết với nhau, dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực tế để tránh phải sửa đổi bổ sung liên tục, dẫn đến việc cập nhật không kịp thời của cán bộ và dễ gây rủi ro trong cho vay.

+ Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, Bên cạnh đó Vietinbank CN BR-VT cần xây dựng Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, bao gồm cả thông tin khách hàng

bị từ chối cho vay để làm cơ sở dữ liệu tham khảo cho tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống Vietinbank CN BR-VT. Trung tâm phê duyệt tín dụng chịu trách nhiệm phê duyệt tất cả các khoản cấp tín dụng trên toàn hệ thống đồng thời cần phải nhận tất cả các thông tin khách hàng bị từ chối cấp tín dụng: bao gồm thông tin nhân thân, tài sản đảm bảo thế chấp, thông tin về tài chính khách hàng, lí do khách hàng bị từ chối cấp tín dụng,..

+ Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, cần ban hành về tiêu chuẩn cán bộ trong toàn hệ thống, nhất là cán bộ điều hành và CBTD. Tiêu chuẩn cán bộ cần xem xét kỹ các mặt đạo đức nghề nghiệp, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết pháp luật và kinh tế thị trường. Đề bạt cán bộ phải nên xem xét từ hiệu quả công tác thực tế nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho chi nhánh theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị, các chương trình phần mềm hiện đại phục vụ cho hoạt động quản lý khoản vay của khách hàng.

+ Luôn chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ cho vay các DN. Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thị rường, xu hướng phát triển... để xác định, bổ sung kế hoạch kinh doanh đồng thời định hướng phát triển tín dụng theo ngành nghề, thời gian, quy mô, loại hình doanh nghiệp đến từng Chi nhánh.

+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.

+ Thành lập bộ phận thu hồi nợ quá hạn chuyên trách. Hiện nay, CN vẫn chưa tổ chức được bộ phận thu nợ quá hạn riêng biệt, mà việc thu nợ thường do chính bộ phận cho vay đảm nhận. Do vậy, mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay có nhiều hạn chế, vì vậy nên có một bộ phận chuyên trách để thu nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w