Một số hoạt động khai thác và phát triển du lịch bền vững nổi bật của

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 34 - 36)

triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm...

Tài nguyên du lịch nhân văn:Nơi đây được biết đến là trung tâm văn hoá nghệ thuật với hệ thống di tích lịch sử, di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội và thơ ca, hò, vè... Bắc Trung Bộ cũng là quê hương của nhiều danh nhân, nơi phát tích của nhiều triều đại, tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng có giá trị đặc biệt. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng mà các vùng

Đặc biệt,Vùng Bắc Trung bộ có 6 di sản thế giới và khu bảo tồn tự nhiên có giá trị thế giới: thành nhà Hồ (Thanh Hóa), khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (Nghệ An), dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), quần thể di tích cố đô, nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế).

2.2.1.8 Một số hoạt động khai thác và phát triển du lịch bền vững nổi bật củavùng vùng

 Đoàn Fam, Presstrip đến khảo sát thực tế ghi nhận tình hình du lịch Bắc Trung Bộ, quảng bá các sản phẩm du lịch trên đất liền, khám phá lựa chọn xây dựng chương trình du lịch có tính hiệu quả thiết thực để chào bán cho khách. việc tổ chức đón các đoàn Famtrip phần nào đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong công tác phát triển du lịch bền vững, góp phần tăng lượng khách đến với vùng này

 Vingroup, tập đoàn FLC...đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt chuẩn tại hầu hết các đơn vị khách sạn và resort.

 Sở du lịch của các tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong vùng tích cực tuyên truyền, vận động ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường trong chính đội ngũ nhân viên, lao động để từ đó lan tỏa ra cộng đồng

 Các đối tượng khai thác cùng thực hiện chính sách: một phần nguồn lợi thu được từ du lịch sẽ được sử dụng hỗ trợ cồng tác tu bổ, tôn tạo đi sản. Dân cư địa phương và việc khai thác có tác động qua lại lần nhau hỗ trợ cho nhau

 Hiện nay tại di tích Kinh thành Huế đang di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực để kiến tạo các yếu tố không gian cảnh quan và diện mạo, đông thời giúp

cuộc sống của dân cư ổn định; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ. Nguồn thu từ bán vé và dịch vụ du lịch sẽ được tích lũy góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Sơn Đoòng được xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách 52 địa điểm phải đến trong năm 2014. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, mỗi năm chỉ có 220 người được cấp phép và số tiền phải bỏ ra cho một chuyến thám hiểm là ở mức 3.000 Đô la Mỹ cho lịch trình 4 ngày 3 đêm. Dự án về cáp treo qua Phong Nha Kẻ Bàng và tham quan hang Sơn Đoòng mới đưa ra đã lập tức bị dư luận phản đối kịch liệt do lượng khách ngày càng tăng sẽ tác động xấu đến sinh thái bên trong hang.

Năm 2015 UBND tỉnh Quảng Bình quyết định hình thức du lịch mạo hiểm vào hang Sơn Đoòng 4 ngày 3 đêm với số lượng du khách giới hạn mỗi năm mà công ty lữ hành Oxalis kết hợp với Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh tổ chức là phương án tốt nhất vừa phát triển loại hình du lịch độc đáo này vừa đảm bảo tính bền vững của hang động. Mỗi tour Sơn Đoòng tối đa chỉ 10 khách để bảo đảm an toàn và bảo tồn hang động. Mỗi đoàn khách 10 người sẽ có 22 porter mang vác hành lý, thực phẩm suốt hành trình, 5 trợ lý an toàn hỗ trợ khách trong quá trình đi tour, một hướng dẫn viên quốc tế, một chuyên gia hang động người Anh, hai đầu bếp và một kiểm lâm viên. Trong quá trình thám hiểm hang Sơn Đoòng, các du khách phải đi theo lối được các chuyên gia hang động chỉ định để tránh tác động đến cảnh quan. Ngoài ra, tất cả mọi thứ mang vào đều phải mang ra khỏi hang, bao gồm chất thải con người. Để đánh giá một loại hình du lịch có thành công hay không, người ta quan tâm mỗi năm bao nhiêu khách quốc tế đến. Con số đó được coi là thước đo hiệu quả. Nhưng từ khi quyết định khai thác Sơn Đoòng, mỗi năm Quảng Bình chỉ cho phép khai thác du lịch từ tháng 1 đến hết tháng 8 hàng năm, mỗi năm tối đa chỉ có 1000 khách được phép vào Sơn Đoòng.

2.2.1.9 Hạn chế phát triển du lịch của vùng

Việc phát triển thương hiệu, xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Phát triển du lịch của vùng đang trong tình trạng “mạnh ai, nấy làm, thiếu sự góp sức, chia sẻ của các địa phương trong vùng làm giảm thế mạnh và giá trị sản phẩm du lịch. Các dịch vụ du lịch ít được đổi mới, quá lệ thuộc vào một số thị trường

quen thuộc nên dễ gặp rủi ro khi có biến động. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa có biện pháp khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch nên hiệu quả hoạt động du lịch chưa cao.

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w