Hoạt động kinhdoanh và phát triển du lịch vủa Tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 36 - 38)

2.2.2.1 Đối tượng tham giahoạt động khai thác

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa luôn có những hướng khai thác và đổi mới du lịch cũng như các tài nguyên du lịch một cách bền vững và có hiệu quả, đặc biệt là trong những năm gần đây đã phát triển thêm nhiều loại hình du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra Sở VHTT và Du lịch Thanh Hóa cũng có những bước phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật để nhờ vào đó quảng bá hình ảnh, phát triển thương hiệu du lịch của Tỉnh.

Các doanh nghiệp du lịch: đến hết 2016, trên địa bàn tỉnh có trên 1.100 doanh nghiệp du lịch: trong đó có 68 doanh nghiệp lữ hành; trên ba trăm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống; 750 doanh nghiệp, cơ sở lưu trú đạt chuẩn; 120 doanh nghiệp vận tải hành khách, ngoài FLC group, Sun group, Vin group thì đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hếttập chung tại tp. Thanh Hóa, Hoằng Hóa và Tĩnh Gia.

Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) đã phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông triển khai thực hiện dự án xúc tiến du lịch sinh thái, phát triển du lịch cộng đồngđể có thể đón khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, FFI cũng đào tạo cư dân trong cộng đồng biết cách thức nấu ăn đạt chuẩn phục vụ du khách và dạy tiếng Anh cho một số người dân bản địa để có thể làm hướng dẫn viên...

Các huyện, xã có điểm du lịch cũng tích cực tham gia vào hoạt động khai thác đưa du lịch thêm bước phát triển. Cụ thể là huyện Như Thanh đã và đang đẩy mạnh xây dựng, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cho quản lý và phát triển du lịch, tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; đồng thời kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan... từ đó thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn, nhà hàng...

Từ các địa điểm du lịch nổi tiếng, những cư dân sống ở đó cũng phát triển các hoạt động buôn bán những yếu phẩm, các đặc sản, các làng nghề truyền thống cũng

dần được khôi phục giúp du khách có thể thưởng thức đầy đủ các hương vị của Thanh Hóa, đồng thời những hoạt động đó cũng cải thiện cuộc sống người dân, thêm phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa mang tính lịch sử của Tỉnh.

2.2.2.2Các điểm du lịch đã được quy hoạch.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2010 và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đều đã được quy hoạch. Trong những năm qua, ngành Du lịch Thanh Hoá có những bước tiến dài với những dấu mốc quan trọng về phát triển hạ tầng, quảng bá và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, từ đó tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Thống kê cho thấy, toàn Tỉnh đã có 18 dự án hạ tầng du lịch được triển khai, 61 dự án kinh doanh khu, điểm du lịch được cấp phép với tổng vốn đăng ký lên đến 62.480 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011-2020, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện được 42 quy hoạch, trong đó có 27 quy hoạch đã được phê duyệt như: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn đến năm 2040, Quy hoạch phân khu du lịch thác Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch, đô thị ven biển, huyện Quảng Xương đến năm 2035… và 15 dự án quy hoạch đang triển khai nghiên cứu.Bên cạnh đó có 29 dự án được triển khai. Một số dự án quy mô lớn, có tính chất quan trọng, là đòn bẩy thu hút các dự án kinh doanh du lịch đã và đang được tập trung triển khai như: Dự án đường bộ ven biển qua địa phận tỉnh Thanh Hóa; dự án nâng cấp đường Hồ Xuân Hương và cải tạo bãi biển Sầm Sơn và các dự án đường đến các khu du lịch Sầm Sơn, Hải Tiến, Bến En, Lam Kinh. Ngoài ra, một số dự án quy mô nhỏ những có ý nghĩa lớn, tác động trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển du lịch như: Đường vào thác Ma Hao – bản Năng Cát (huyện Lang Chánh), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Quan Hóa, Bá Thước)…

Giai đoạn 2011-2020 có 77 dự án kinh doanh du lịch được cấp phép đầu tư, trong đó có một số dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao như: Quần thể nghỉ dưỡng và sân golf FLC của tập đoàn FLC, Khu tổ hợp dịch vụ thương mại khách sạn Vincom của Tập đoàn Vingroup, Khu du lịch sinh thái biển Tiến Thanh

của Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến… và 05 dự án có quy mô lớn đang triển khai các thủ tục đầu tư: Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí cao cấp Bến En; Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn; Khu đô thị sinh thái, Khu du lịch ven sông Mã.

Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh đã khẳng định quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ của du lịch Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w