Đánh giá chung về du lịch tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 44)

2.2.3.1. Thành công và nguyên nhân.

Thành công:

Thanh Hoá đã hình thành nên các sản phẩm du lịch giải trí phong phú, đa dạng. Đến nay, hạ tầng du lịch của Tỉnh được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, các dự án đầu tư du lịch phát triển cả về số lượng và quy mô; công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường; công tác xây dựng và triển khai các đề án phát triển du lịch được thực hiện bài bản, đồng bộ...

Trong những năm qua, ngành Du lịch Thanh Hoá có những bước tiến dài với những dấu mốc quan trọng về quảng bá và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, từ đó tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, tổng doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa năm sau cao hơn năm trước với các sản phẩm du lịch như: du lịch

biển, du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái đã được quan tâm đầu tư phát triển.

Giai đoạn 2015 - 2018, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Thanh Hóa tăng lên đáng kể, đặc biệt khi sự kiện Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đã góp phần gia tăng lượng khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hóa và sự kiện Năm du lịch Quốc gia Thanh Hóa 2015 như là động lực thúc đẩy ngành Du lịch Thanh Hóa tăng tốc phát triển.

2018 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình, 3/5 nhóm chỉ tiêu là tổng thu du lịch, cơ sở lưu trú (tổng số cơ sở lưu trú, tổng số phòng cơ sở lưu trú) và lao động du lịch (tổng số lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo) đạt kế hoạch.

Về khách du lịch: Chúng ta có thể thấy lượt khách đến tỉnh Thanh Hóa tăng khá đều đặn, nhưng chủ yếu là khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ trên 97% trong tổng số khách du lịch đến tỉnh Thanh Hóa. Khách du lịch nội địa tỉnh Thanh Hóa thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm…

Nguyên nhân:

Chủ quan:

Tỉnh Thanh Hoá là tỉnh có vị trí địa - chính trị quan trọng, là cửa ngõ kết nối Bắc Bộ và Trung Bộ, với hệ thống tuyến đường Quốc lộ 1 và Đường mòn Hồ Chí Minh cùng mạng lưới giao thông thuận lợi nên Thanh Hóa có tiềm năng phát triển ''một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng'' như được xác định trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thanh Hóa là một địa phương thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên dồi dào với địa hình bao gồm cả núi, biển và đồng bằng, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm cùng hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng giàu. Không những thế, với bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng kiên cường tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Trung Bộ nói chung và Thanh Hóa nói riêng

cũng rất đa dạng với các công trình, di tích cách mạng, khảo cổ cùng những lễ hội đặc trưng và nhiều làng nghề truyền thống khiến cho nơi đây trở nên giàu có về tiềm năng phát triển du lịch.

Khách quan:

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch.

Các đối tượng khai thác du lịch: cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, dân cư địa phương đã có chú ý việc phát triển du lịch bền vững

Thực hiện quản lý tài nguyên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên du lịch

Tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để đạt được những mục tiêu khai thác

Ngoài ra, Thanh Hoá là một trong những địa phương tập trung phát triển cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, cùng với đó là quy hoạch sân bay Nghi Xuân trở thành Cảng Hàng không quốc tế Nghi Sơn đến năm 2025. Đây là điều kiện thuận lợi để Thanh Hoá thu hút được lượng khách du lịch ngày một nhiều hơn.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hoá vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Việc khai thác tài nguyên tự nhiên chưa hợp lý gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái; tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, chất thải rắn và ô nhiễm dầu, kim loại nặng…trở thành vấn đề bức xúc tại hầu hết các cảng biển, cảng cá, bến cá hiện nay. Tỉnh khai thác tài nguyên du lịch chưa đồng bộ, có sự phát triển không đồng đều giữa các loại hình du lịch. Thanh Hoá là mảnh đất cội nguồn của những di sản văn hóa phong phú, đa dạng trong đó có nhiều di tích văn hóa lịch sử đặc sắc như Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Khu di tích lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Lăng miếu Triệu Tường, Đền thờ Nguyễn Nghi… và có nhiều những loại hình ca múa nhạc, ẩm thực, làng nghề nhưng những tài nguyên này vẫn ở dạng tiềm năng

chưa thực sự được “đánh thức”thậm chí đang bị mai một. Trong khi đó tài nguyên tự nhiên( tài nguyên biển, hang động,…) lại đang được khai thác quá mức. Bằng chứng là việc mọi người đến Thanh Hoá du lịch chủ yếu sẽ sử dụng loại hình du lịch biển hơn là đến các địa điểm trên.

Du lịch mang tính “mùa vụ”, Chưa có những biện pháp để khai thác có hiệu quả những nguồn tài nguyên du lịch khác nhau để thu hút du khách vào tất cả các mùa trong năm. Thực tế cho thấy du khách đến Thanh Hoá chủ yếu là vào mùa hè. Chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến lưu trú và tham quan tại các địa danh ở tỉnh Thanh Hóa còn hạn chế, không có sự đột biến lớn. Cụ thể, lượng khách quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa chỉ bằng 3% khách nội địa.

Nguyên nhân:

Chủ quan:

- Du lịch mang tính mùa vụ do Thanh Hóa có sự thay đổi thời tiết theo mùa điển hình cho khí hậu miền Bắc Việt Nam- mùa hè nắng nóng, mùa đông lạnh

- Các tài nguyên về di sản và tài nguyên núi,hang động karst tuy phong phú nhưng thưa thớt và không tập chung

- Hầu hết các lễ hội còn tổ chức ngắn ngày, chưa thực sự độc đáo để thu hút khách

Khách quan:

- Nguyên nhân chính là do yếu tố con người.

- Theo khảo sát của các ngành chức năng, tình trạng ô nhiễm môi trường biển Thanh Hóa chủ yếu do các cơ sở hậu cần dịch vụ tại các cảng biển, cảng cá, bến cá còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và vệ sinh công nghiệp kém. Sự gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản, lượng tàu neo đậu thường xuyên càng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt, dầu mỡ…đổ ra biển. Mặt khác, hầu hết các cảng cá, bến cá đều tập trung số lượng lớn những cơ sở sơ chế, các vựa cá, tôm để trao đổi mua bán, các khu dịch vụ hậu cần nghề cá như: cung cấp các dịch vụ sinh hoạt, nước đá, xăng dầu, sửa chữa , đóng mới tàu cá…,

- Việc phát triển du lịch vẫn chưa thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân trên địa bàn..

- Mặt khác, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao còn hạn chế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

- Người dân vẫn chưa nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên du lịch cần phải gắn với bảo tồn và giữu gìn nguồn tài nguyên quý giá đó.

- Tình hình thu hút đầu tư vào các dự án kinh doanh du lịch còn chậm. Việc đầu tư hạ tầng trong khu quy hoạch chưa theo kịp nhu cầu đầu tư và còn nhiều bất cập, cơ quan có trách nhiện chưa quan tâm thỏa đáng tới việc trùng tu lại các tài nguyên nhân văn, liên kết tuyến điểm còn yếu kém cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch thành phố.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI TỈNH THANH HÓA

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Về định hướng

Chúng ta cần có chiến lược tầm xa, định hướng lâu dài để vạch lối dẫn đường. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2022 là:

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh.

- Khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng du lịch, phát triển du lịch bền vững gắn liền với phát triển thương mại và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc

văn hóa dân tộc.

- Đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch; nhất là xã hội hóa, huy động mọi nguồn vốn trong nước và tranh thủ nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu phát triển.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ3.2.1. Giải pháp 3.2.1. Giải pháp

 Đưa ra một số loại hình du lịch ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như du lịch tham quan, du lịch sinh thái

 Thu hút , đầu tư các dự án về xây dựng tour liên kết các điểm đến.

 Đặc sắc hóa các lễ hội đồng thời xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch tiện nghi để giữ chân khách.

3.2.2. Kiến nghị

 Môi trường biển của tỉnh đang bắt đầu bị ô nhiễm nặng, vì vậy tỉnh nên phân luồng tập trung tất cả tàu thuyền neo đậu tại một khu riêng biệt cách xa khu du lịch, kiểm soát số lượng tàu thuyền đánh bắt và tuyên truyền các hoạt động giữ sạch biển.

 Phát triển các tuor du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với bảo vệ môi trường( tham gia các hoạt động nhặt rác trên biển làm sạch cát và mặt biển). Tuyên truyền người dân và khách du lịch có thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định, bảo vệ biển.

 Du lịch Thanh Hóa đang khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên mà bỏ bẫng đi các loại hình văn hóa địa phương. Để giải quyết vấn đề này cũng như bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác quá mức tỉnh nên đưa ra nhiều mô hình du lịch văn hóa cộng đồng; du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóahoặc kết hợp giữa văn hóa và tự nhiên, các tuor du lịch nối liền các địa phương trong tỉnh.

 Thanh hóa là nơi có loại hình dân ca hát ví dặm, tỉnh cũng nên khai thác sâu hơn loại hình dân ca truyền thống này và phải có các chương trình phát triển lưu giữ loại hình dân ca này, đưa loại hình âm nhạc này vào chương trình giảng dạy ở các cấp giống như mô hình mà tỉnh Phú Thọ đã thực hiện với hát Xoan rất thành công.

 Để cải thiện số lượng khách nước ngoài cần quảng bá du lịch Thanh hóa một cách sâu rộng và toàn diện hơn. Nên tạo một fanpage trên các cộng đông mạng giúp mọi người có thể chia sẻ những kỉ niệm đẹp khi tham quan tại đây quảng bá du lịch thu hút họ.

KẾT LUẬN

Vùng Bắc Trung Bộ được biết đến là một trong những điểm tham quan hấp dẫn không chỉ ở trng mà còn ở ngoài nước. Là một trong vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nghành Du lịch nói riêng. Trong đó, với lợi thế địa hình đa dạng từ hệ thống các hang động Karst cho đến các bãi biển , hệ thống vườn quốc gia và giàu truyền thống văn hoá với nhiều lễ hội lớn trong vùng. Trong những năm gần đây, nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới nhằm đưa nghành du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ngày càng phát triển.

Nghành du lịch tỉnh Thanh Hoá cũng ngày càng được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng và hoàn thện cơ sở vật hất kỹ thuật phục vụ du lịch ( hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, phương tiện tham quan, dịch vụ du lịch ) đảm bỏ cơ sở vật chất và chú trọng xây dựng, hình thành, kết nối các điểm du lịch trong tỉnh cũng như quy hoạch các điểm du lịch trong tỉnh bước đầu cho nghành du lịch tỉnh Thanh Hoá phát triển có vị thế trong vùng. Ngoài ra vùng Bắc Trung Bộ cũng cần có sự liên kết, tạo thành các mối điểm du lịch trong vùng và chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng để nghành du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Thanh Hoá ngày càng phát triển.

Tuy vậy việc khai thác tài nguyên du lịch cung như hoạt động du lịch tài vùng Bắc Trung Bộ và Thanh hoá vẫn còn nhiều hạn chế. Trinhg độ quản lý đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, cơ sử hạ tầng đầu tư chưa được đồng bộ.Hiệu quả hoạt động du lịch còn thấp. Tất cả các định hướng và giải pháp đưa ra nhằm đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả Tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hoá nói riêng cũng như vùng Bắc Trung Bộ trở thành vùng du lịch trọng điểm và trở thành thương hiệu du lịch đặc trưng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kim Bằng -Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa. 2. Ban Quản lý Di tích Danh thắng Thanh Hóa (2013), Số liệu thống kê. 3. Địa chí Thanh Hóa (2001), Tập I, IV, Nxb. Tổng hợp Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w