Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 46 - 49)

Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hoá vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Việc khai thác tài nguyên tự nhiên chưa hợp lý gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái; tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, chất thải rắn và ô nhiễm dầu, kim loại nặng…trở thành vấn đề bức xúc tại hầu hết các cảng biển, cảng cá, bến cá hiện nay. Tỉnh khai thác tài nguyên du lịch chưa đồng bộ, có sự phát triển không đồng đều giữa các loại hình du lịch. Thanh Hoá là mảnh đất cội nguồn của những di sản văn hóa phong phú, đa dạng trong đó có nhiều di tích văn hóa lịch sử đặc sắc như Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Khu di tích lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Lăng miếu Triệu Tường, Đền thờ Nguyễn Nghi… và có nhiều những loại hình ca múa nhạc, ẩm thực, làng nghề nhưng những tài nguyên này vẫn ở dạng tiềm năng

chưa thực sự được “đánh thức”thậm chí đang bị mai một. Trong khi đó tài nguyên tự nhiên( tài nguyên biển, hang động,…) lại đang được khai thác quá mức. Bằng chứng là việc mọi người đến Thanh Hoá du lịch chủ yếu sẽ sử dụng loại hình du lịch biển hơn là đến các địa điểm trên.

Du lịch mang tính “mùa vụ”, Chưa có những biện pháp để khai thác có hiệu quả những nguồn tài nguyên du lịch khác nhau để thu hút du khách vào tất cả các mùa trong năm. Thực tế cho thấy du khách đến Thanh Hoá chủ yếu là vào mùa hè. Chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến lưu trú và tham quan tại các địa danh ở tỉnh Thanh Hóa còn hạn chế, không có sự đột biến lớn. Cụ thể, lượng khách quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa chỉ bằng 3% khách nội địa.

Nguyên nhân:

Chủ quan:

- Du lịch mang tính mùa vụ do Thanh Hóa có sự thay đổi thời tiết theo mùa điển hình cho khí hậu miền Bắc Việt Nam- mùa hè nắng nóng, mùa đông lạnh

- Các tài nguyên về di sản và tài nguyên núi,hang động karst tuy phong phú nhưng thưa thớt và không tập chung

- Hầu hết các lễ hội còn tổ chức ngắn ngày, chưa thực sự độc đáo để thu hút khách

Khách quan:

- Nguyên nhân chính là do yếu tố con người.

- Theo khảo sát của các ngành chức năng, tình trạng ô nhiễm môi trường biển Thanh Hóa chủ yếu do các cơ sở hậu cần dịch vụ tại các cảng biển, cảng cá, bến cá còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và vệ sinh công nghiệp kém. Sự gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản, lượng tàu neo đậu thường xuyên càng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt, dầu mỡ…đổ ra biển. Mặt khác, hầu hết các cảng cá, bến cá đều tập trung số lượng lớn những cơ sở sơ chế, các vựa cá, tôm để trao đổi mua bán, các khu dịch vụ hậu cần nghề cá như: cung cấp các dịch vụ sinh hoạt, nước đá, xăng dầu, sửa chữa , đóng mới tàu cá…,

- Việc phát triển du lịch vẫn chưa thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân trên địa bàn..

- Mặt khác, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao còn hạn chế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

- Người dân vẫn chưa nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên du lịch cần phải gắn với bảo tồn và giữu gìn nguồn tài nguyên quý giá đó.

- Tình hình thu hút đầu tư vào các dự án kinh doanh du lịch còn chậm. Việc đầu tư hạ tầng trong khu quy hoạch chưa theo kịp nhu cầu đầu tư và còn nhiều bất cập, cơ quan có trách nhiện chưa quan tâm thỏa đáng tới việc trùng tu lại các tài nguyên nhân văn, liên kết tuyến điểm còn yếu kém cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch thành phố.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI TỈNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w