Hoạt động khai thác và phát triển bền vững các tài nguyên du lịch của

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 41 - 44)

tinh Thanh Hoá.

 Hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng và sinh vật

 Ban quan lý khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông không di dời người dân mà cùng tổ chức FFI đầu tư trang thiết bị, dịch vụ du lịch cho người dân để họ vừa kinh doanh, vừa cùng tham gia bảo vệ, bảo tồn tài nguyên.

 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Pù Hu cũng đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, khu BTTN Xuân Liên đã đề ra quy định phát triển du lịch sinh thái tuyệt đối không được tác động đến vùng lõi, xây dựng cơ sở vật chất theo

hướng sinh thái, không bế tông hóa khu bảo tồn.

 Hoạt động bảo vệ tài nguyên biển

 Với những địa phương là trọng điểm du lịch của tỉnh như SầmSơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia đã thực hiện các hoạt động như: thu gom, xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt, rác thải trên bãi biển,….Điển hình là tại Sầm Sơn, việc sàng cát và thu gom, xử lý ráctại khu vực bãi biển đang được thực hiện tương đối hiệu quả. Đồng thời, 100% các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch đã thực hiện cam kết thu gom rác tập trung; sử dụng nước sạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinhdoanh. Còn các khu du lịch trọng điểm khác, đều được tran bị thùngđựng rác, lắp các biển báo chỉ dẫn liên quan và thành lập tổ thu gom rác, thực hiện công tác vệ sinh môi trường.

 Tại TP Sầm Sơn, chiến dịch "Hãy làm sạch biển" năm 2019 có chủ đề "Chung tay Vì môi trường biển không rác thải nhựa" do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Công an tỉnh Thanh Hoá, Thành đoàn Thành phố Sầm Sơn, Văn phòng Đại diện miền Trung Báo Tài nguyên và

Môi trường, phối hợp tổ chức nhằm thường xuyên duy trì hoạt động làm sạch bờ biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội, động viên ngư dân vươn khơi bám biển; đặc biệt, vận động tàu đánh bắt của ngư dân Thanh Hoá tham gia vớt rác trên mặt biển…

 Từ năm 2013 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc tổng hợp môi trường biển. Việc làm này đã đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường vùng biển, ven biển của tỉnh, xác định được xu thế , diễn biến chất lượng môi trường vùng biển , ven biển; kịp thời phát hiện và cảnh báo các trường hợp ô nhiễm môi trường và cảnh báo các trường hợp ô nhiễm môi trường và các sự cố ô nhiễm môi trường vùng biển, ven biển, trên cơ sở đó đề xuất phương án phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, bảo đảm cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

 Hoạt động bảo vệ làng nghề của tỉnh Thanh Hoá:

 Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.

 Tăng cường nguồn vốn hỗ trợ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, bảo tồn và phát triển làng nghề, kết hợp sản xuất gắn với du lịch làng nghề nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

 Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

 Mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng các hình thức dạy nghề nhằm tạo ra những người có trình độ sản xuất, kinh doanh giỏi, có khả năng tiếp nhận những nghề mới, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, cụm công nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương

mại để quảng bá các sản phẩm truyền thống của địa phương, các hội chợ triển lãm, khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được tiếp cận vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

 Hoạt động bảo vệ di tích lịch sử văn hoá:

 Sở tiếp VH- TT DL tỉnh Thanh Hóa trình tỉnh ban hành các quyết định về quản lý, bảo tồn, phát huy tác dụng di tích, danh thắng. Sở đã công khai quy trình, thủ tục lập hồ sơ xếp hạng, tu bổ, tôn tạo di tích để các ngành, các cấp, nhân dân biết, giám sát, kiểm tra trong chỉ đạo thực hiện. Bởi vậy phần lớn những di tích được xếp hạng tu bổ, tôn tạo trong thời gian qua không bị méo mó, biến dạng. Nổi bật những năm gần đây là Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận để tiện cho việc quản lý, đầu tư, xây dựng, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo cam kết với UNESCO. Ngoài ra, trước đó tỉnh đã cho tu bổ tôn tạo lại 2 di tích phủ chúa Trịnh và đền Bà Triệu

 Hàng năm Sở VH,TT&DL tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ở các phòng VHTT huyện, thị, cán bộ văn hóa, thủ từ các di tích ở xã, phường về công tác bảo tồn, phát huy tác dụng di tích. Nhờ đó việc xâm hại, lấn chiếm di tích hoạt động mê tín dị đoan trong di tích được ngăn chặn kịp thời. Sở VH,TT&DL cũng tổ chức các đoàn trao đổi nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn, các huyện, thị trong tỉnh để các địa phương có di tích tìm ra cách làm phù hợp với địa phương mình.

 Ngoài đầu tư kinh phí của Trung ương cho các di tích quốc gia, tỉnh đã huy động nguồn xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo di tích mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Điển hình là Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn cung tiến công trình Nghi môn ở Lam Kinh, đường vào di tích Lê Lai ở Ngọc Lặc. Các di tích đền Sòng Sơn, Chín Giếng ( Bỉm Sơn), Hàn Sơn, Cô Bơ (Hà Trung), Tường Vân,

Du Anh (Vĩnh Lộc), Cửa Đặt (Thường Xuân), Phủ Na (Như Thanh), đền thờ Trần Nhật Duật, Hoàng Bùi Hoàn (Quảng Xương) trị giá mỗi công trình vài tỷ đồng đầu tư nguồn xã hội hóa.

 Hoạt động khai thác và phát triển các lễ hội: Việc tổ chức các lễ hội tại di tích dần đi vào qui củ nề nếp. Các địa phương tổ chức lễ hội đều thành lập ban tổ chức có đầy đủ các cơ quan chức năng. Ban tổ chức lễ hội luôn quan tâm khôi phục những thuần phong mỹ tục, loại bỏ những tập tục lạc hậu, ngăn chặn hành vi lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần, bán thánh. Những hoạt động đa dạng phong phú trên đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân góp phần tạo dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh. Thông qua lễ hội góp phần giáo dục truyền thống, lòng tự tôn, tự hào với quê hương, xứ sở.

 Hoạt độnh phát triển loại hình ca múa nhạc: Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa chú trọng việc đưa loại hình hát xẩm lên sân khấu, buổi biểu diễn với lời ca sinh động vui tươi, có tính khuyên răn, giáo dục một cách nhẹ nhàng để phù hợp cho việc phục vụ khách du lịch góp phần phát triển và giữ gìn loại hình ca nhạc này sẽ mãi được lưu truyền.

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w