MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 49)

3.2.1. Giải pháp

 Đưa ra một số loại hình du lịch ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như du lịch tham quan, du lịch sinh thái

 Thu hút , đầu tư các dự án về xây dựng tour liên kết các điểm đến.

 Đặc sắc hóa các lễ hội đồng thời xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch tiện nghi để giữ chân khách.

3.2.2. Kiến nghị

 Môi trường biển của tỉnh đang bắt đầu bị ô nhiễm nặng, vì vậy tỉnh nên phân luồng tập trung tất cả tàu thuyền neo đậu tại một khu riêng biệt cách xa khu du lịch, kiểm soát số lượng tàu thuyền đánh bắt và tuyên truyền các hoạt động giữ sạch biển.

 Phát triển các tuor du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với bảo vệ môi trường( tham gia các hoạt động nhặt rác trên biển làm sạch cát và mặt biển). Tuyên truyền người dân và khách du lịch có thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định, bảo vệ biển.

 Du lịch Thanh Hóa đang khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên mà bỏ bẫng đi các loại hình văn hóa địa phương. Để giải quyết vấn đề này cũng như bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác quá mức tỉnh nên đưa ra nhiều mô hình du lịch văn hóa cộng đồng; du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóahoặc kết hợp giữa văn hóa và tự nhiên, các tuor du lịch nối liền các địa phương trong tỉnh.

 Thanh hóa là nơi có loại hình dân ca hát ví dặm, tỉnh cũng nên khai thác sâu hơn loại hình dân ca truyền thống này và phải có các chương trình phát triển lưu giữ loại hình dân ca này, đưa loại hình âm nhạc này vào chương trình giảng dạy ở các cấp giống như mô hình mà tỉnh Phú Thọ đã thực hiện với hát Xoan rất thành công.

 Để cải thiện số lượng khách nước ngoài cần quảng bá du lịch Thanh hóa một cách sâu rộng và toàn diện hơn. Nên tạo một fanpage trên các cộng đông mạng giúp mọi người có thể chia sẻ những kỉ niệm đẹp khi tham quan tại đây quảng bá du lịch thu hút họ.

KẾT LUẬN

Vùng Bắc Trung Bộ được biết đến là một trong những điểm tham quan hấp dẫn không chỉ ở trng mà còn ở ngoài nước. Là một trong vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nghành Du lịch nói riêng. Trong đó, với lợi thế địa hình đa dạng từ hệ thống các hang động Karst cho đến các bãi biển , hệ thống vườn quốc gia và giàu truyền thống văn hoá với nhiều lễ hội lớn trong vùng. Trong những năm gần đây, nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới nhằm đưa nghành du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ngày càng phát triển.

Nghành du lịch tỉnh Thanh Hoá cũng ngày càng được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng và hoàn thện cơ sở vật hất kỹ thuật phục vụ du lịch ( hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, phương tiện tham quan, dịch vụ du lịch ) đảm bỏ cơ sở vật chất và chú trọng xây dựng, hình thành, kết nối các điểm du lịch trong tỉnh cũng như quy hoạch các điểm du lịch trong tỉnh bước đầu cho nghành du lịch tỉnh Thanh Hoá phát triển có vị thế trong vùng. Ngoài ra vùng Bắc Trung Bộ cũng cần có sự liên kết, tạo thành các mối điểm du lịch trong vùng và chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng để nghành du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Thanh Hoá ngày càng phát triển.

Tuy vậy việc khai thác tài nguyên du lịch cung như hoạt động du lịch tài vùng Bắc Trung Bộ và Thanh hoá vẫn còn nhiều hạn chế. Trinhg độ quản lý đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, cơ sử hạ tầng đầu tư chưa được đồng bộ.Hiệu quả hoạt động du lịch còn thấp. Tất cả các định hướng và giải pháp đưa ra nhằm đảm bảo cho việc khai thác hiệu quả Tài nguyên du lịch tỉnh Thanh Hoá nói riêng cũng như vùng Bắc Trung Bộ trở thành vùng du lịch trọng điểm và trở thành thương hiệu du lịch đặc trưng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kim Bằng -Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa. 2. Ban Quản lý Di tích Danh thắng Thanh Hóa (2013), Số liệu thống kê. 3. Địa chí Thanh Hóa (2001), Tập I, IV, Nxb. Tổng hợp Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Lê Mậu Cương-1811141843-QTDL2 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w