Dù quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc cân đối dòng thu và chi là một điều tất yếu. Trên thực tế, luồng tiền đi vào và ra khỏi doanh nghiệp rất thường xuyên. Đôi khi sẽ xảy ra các hiện tượng như lượng tiền vào doanh nghiệp nhỏ hơn số lượng đi ra khỏi doanh nghiệp khi đến hạn. Kho đó sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng trong dòng tiền. Tất nhiên, sự mất cân đối này sẽ là tiền ẩn những rủi ro như thiếu kinh phí cho việc mua nguyên vật liệu, nhiên liệu,… phục vụ cho việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Từ đó, công việc kinh doanh của công ty sẽ bị gián đoạn. Kéo theo các hệ lụy như trả tiền lương nhân viên trễ, trả nợ trễ, thiếu nguyên liệu để tiếp tục quá trình làm việc,…
Sự mất cân bằng về dòng tiền này được chia thành hai loại: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Trong đó, việc mất cân đối tạm thời luôn xảy ra đối với doanh nghiệp do việc thu hồi các khoản phải thu không đúng theo kế hoạch đã được đề ra hay việc góp vốn không đúng theo cam kết ban đầu. Ảnh hưởng của việc mất cân đối tạm thời thường không lớn và có thể giải quyết được bằng các biện pháp cố định. Tuy nhiên, khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, sự tác động lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, không thu hồi lại được số nợ ngày càng nhiều sẽ góp phần làm cho việc mất cân đối tạm lời chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho công ty bị phá sản. Một trong những nguyên nhân khác làm dẫn đến mất cân đối dài hạn là: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn, vốn lưu động ít, sự tăng lên của khoản nợ khó đòi, doanh thu ít hơn chi phí,...