Kinh nghiệm thúc đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá và đưa ra giải pháp thức đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 30)

số địa phương

2.2.1.1. Bức tranh về sản xuất chè theo hướng liên kết giữa nông dân và

doanh nghiệp

Chè là cây công nghiệp phát triển ổn định, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn hộ dân ở các tỉnh phía bắc và một số địa phương khác trong cả nước. Nhưng hiện nay, nguyên liệu chè cho chế biến chủ yếu từ các giống chất lượng thấp; sản phẩm chè hàng hóa phần lớn ở dạng nguyên liệu thô, nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã chưa hấp dẫn, sức cạnh tranh thấp.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tại Việt Nam, chè là cây công nghiệp lâu năm được phát triển từ rất sớm. Từ năm 1913, nước ta bắt đầu xây dựng các vùng sản xuất chè tập trung tại Cầu Ðất (Lâm Ðồng), Biển Hồ (Gia Lai), Thanh Ba (Phú Thọ). Hiện nay, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với diện tích khoảng 123.000 ha, năng suất đạt 94,8 tạ/ha, sản lượng hơn một triệu tấn. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên trồng hơn 22.000 ha, Hà Giang 21.500 ha, Phú Thọ 16.000 ha, Lâm Ðồng 10.800 ha.

Tại Thái Nguyên đến hết năm 2020 diện tích chè trên địa bàn ước đạt 22.500 ha, năng suất chè búp tươi đạt hơn 119 tạ/ha, sản lượng 239 nghìn tấn. Cây chè của tỉnh đang có quy mô sản xuất ổn định và gia tăng qua các năm. Ðiều đáng nói là chất lượng và giá trị sản phẩm chè không ngừng nâng cao. Theo thống kê, hiện nay thu nhập từ cây chè đạt khoảng 300 đến 500 triệu đồng/ha. Chè Thái Nguyên đang từng bước khẳng định được vị trí tại thị trường trong nước và triển vọng mở rộng ra thị trường thế giới. Hơn nữa, sản xuất chè đã và đang góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu, là thu nhập chủ yếu của hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn. [10]

Còn tại tỉnh Sơn La, cây chè cũng đang trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập. Hiện, toàn tỉnh trồng hơn 5.200 ha chè, trong đó diện tích trồng mới đạt 214 ha, sản lượng đạt 45.310 tấn với năng suất khoảng 106 tạ/ha. Tại các vùng sản xuất chè chính như Mộc Châu, Vân Hồ, người trồng chè đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến từ trồng, thu hái, bón phân… cho nên năng suất chè búp tươi không ngừng tăng lên. Ðến nay, ở những diện tích trồng truyền thống cho thu nhập từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ha/năm; còn với diện tích trồng được tưới bằng công nghệ nhỏ giọt cho thu hoạch từ 180 triệu đến 200 triệu đồng/ha/năm.

Hiện nay, cây chè đang trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương. Ðể phát triển bền vững và nâng cao thu nhập, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, các địa phương và doanh nghiệp sản xuất chè đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi liên kết. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hiện có 38 doanh nghiệp, 77 hợp tác xã, 230 làng nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh chè… Toàn tỉnh đã hình thành hơn 186 chuỗi liên kết sản xuất chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, chuỗi liên kết giữa người trồng chè với nhau cũng đang phát huy hiệu quả bằng việc chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Còn tại tỉnh Phú Thọ, việc hỗ trợ xây dựng một số chuỗi cung ứng chè bước đầu đã đạt được kết quả tốt, hình thành mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến chế biến,

kinh doanh tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, hiện nay có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đang thực hiện liên kết sản xuất với các hộ dân. Việc thực hiện liên kết góp phần bảo đảm quản lý và xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng ngay từ khâu trồng đến sản xuất. Ðến nay, toàn tỉnh đã thực hiện liên kết theo chuỗi hơn 1.500 ha, chiếm 18% diện tích. [11]

Mặc dù đang mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân, nhưng theo Cục Trồng trọt, trồng chè ở nước ta vẫn manh mún khi có tới gần 65% diện tích sản xuất theo nông hộ, bình quân khoảng 0,2 ha/hộ. Ngoài ra, ở nhiều địa phương nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chất lượng thấp, hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, khiến năng suất, chất lượng chè chưa cao; một số địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè để phát huy tiềm năng, lợi thế và thực hiện các cánh đồng lớn. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất chè lớn đã quy hoạch được vùng nguyên liệu, nhưng một số địa phương vẫn cho phép xây các cơ sở sản xuất nhỏ, dẫn đến tranh mua, tranh bán nguyên liệu.

Ðể cây chè phát triển bền vững và trở thành cây trồng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, thời gian tới các địa phương cần thúc đẩy phát triển các mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến chè an toàn; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và chế biến; đào tạo, tập huấn cho nhân dân về sản xuất, thu hoạch và chế biến chè an toàn, bền vững; quy hoạch vùng sản xuất an toàn gắn với các cơ sở chế biến; phân vùng nguyên liệu tránh tình trạng tranh mua, tranh bán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất chè cần tích cực đổi mới thiết bị công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng giá trị và hiệu quả sản xuất chè…

2.2.1.2. Kinh nghiệm thúc đẩy liên kết để xuất khẩu chè đen xuất khẩu của các công ty nhà nước

Đây là mô hình phổ biến của các công ty nhà nước đã và chưa cổ phần hóa. Mô hình này chiếm thị phần lớn trong ngành chè. Phần lớn các công ty

nằm trong mối liên hệ sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè đen đều thực hiện mô hình loại này. Các tác nhân trong mô hình liên kết loại này bao gồm:

Công ty xuất khẩu chè (có thể vừa xuất khẩu vừa kết hợp sản xuất) Các công ty sản xuất và chế biến chè đen

Các hộ công nhân viên chức nhận khoán đất trồng chè; Các hộ nông dân sản xuất chè nguyên liệu trong vùng; Các đại lý thu gom chè nguyên liệu

Đây là mô hình phổ biến chiếm thị phần lớn nhất hiện nay, tiêu thụ một phối lượng lớn chè Việt Nam sang nhiều thị trường là I rắc, Trung Đông, Mỹ, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc.

Thể chế liên kết: Thể chế liên kết trong mô hình sản xuất chè đen có sự khác nhau ít nhiều giữa các công ty nhưng trọng tâm liên kết giữa nhà chế biến và người sản xuất dựa trên đất đai trồng chè và cơ chế khoán đã có từ trước. Điều kiện cần là có đất hoặc nhận giao đất trồng chè, điều kiện đủ là chấp nhận cơ chế khoán, tuân thủ quy trình kỹ thuật của bên giao khoán. Giao đất và khoán theo sản lượng, có thể có đầu tư ứng trước hoặc không là hình thức phổ biến và là nội dung cơ bản của cơ chế liên kết này. Sản lượng khoán tùy thuộc người nhận khoán là thuộc đối tượng nào, quan hệ đất đai của hộ với người giao khoán. Nếu người nhận khoán là cán bộ nhân viên của công ty, hoặc đất đai được giao từ phía công ty thì mức khoán sản lượng cao hơn. [11]

Cơ chế phân phối lợi ích: Trong mô hình chè đen xuất khẩu, nhìn chung không có sự đột phá để tạo ra giá trị giá trị gia tăng lớn, giá trị gia tăng người sản xuất và xuất khẩu chè đen tùy thuộc và diễn biến giá của thị trường thế giới. Lợi ích của người sản xuất chè nguyên liệu được thể hiện qua 02 chỉ tiêu là sản lượng phải bán cho doanh nghiệp và giá bán. Nếu là cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp và được giao đất, hoặc chỉ được giao đất thì mức sản lượng phải bán cho doanh nghiệp cao hơn các đối tượng khác. Ngoài ra, giá mua nguyên liệu còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư ứng trước của doanh nghiệp.

Vấn đề phát sinh: Ở công ty chè Phú Bền năm 2004-2005 cũng đã ký hợp đồng với 850 -900 hộ, đầu tư ứng trước thông qua vật tư từ 260 -300 triệu đồng, và thu mua khối lượng từ 2500 -2600 tấn chè búp tươi. Mặc dù dã có ký kết hợp đồng, doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư ứng trước, nhưng khi giá chè búp tươi trên thị trường tăng lên, nông dân không tuân thủ hợp đồng và tự ý bán chè ra ngoài. Trong 2 năm 2004 -2005, công ty chè Phú Bền chỉ thu mua được từ 55-60% khối lượng chè đã ký kết.

Kinh nghiệm rút ra từ mô hình liên kết này là:

(1) Hình thức liên kết dựa trên cơ sở hợp đồng khoán giữa nhà máy chế biến với hộ sản xuất chè, đang là hình thức phổ biến. Hình thức khoán này mang tính chất thị trường bán phần vì trong đó còn có mối quan hệ hành chính chi phối vì họ hoặc là công nhân viên của công ty hoặc là người nhận đất giao khoán của công ty. Chỉ có các hộ nông dân trồng chè trên đất của mình mới theo cơ chế thị trường hoàn toàn. Với hình thức giao khoán sử dụng đất và sản lượng bán cho công ty theo giá cam kết giữa hai bên có điều chỉnh là đã tôn trọng nguyên tắc thị trường. Hướng dẫn kỹ thuật và đầu tư ứng trước là các hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp. Đây là các chi phí giao dịch và doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro cao khi giá thị trường tăng lên, nhiều hộ phá hợp đồng không bán nguyên liệu cho công ty đầu tư.

(2) Trong điều kiện giá sản phẩm chè không cao, với chi phí giao dịch tăng lên, lại thêm yếu tố rủi ro cao, không cho phép doanh nghiệp duy trì đầy đủ mức đầu tư ứng trước, duy trì công việc giám sát, quản lý chất lượng.

(3) Nên phân loại thị trường chè đen theo giá mua và yêu cầu chất lượng phù hợp

2.2.1.3. Kinh nghiệm thúc đẩy liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tại công ty chè Phú Đa Thanh Sơn Phú Thọ

Vào năm 2005, lúc cây chè chưa liên kết với công ty, chỉ tự trồng ở các hộ dân tỷ lệ đói nghèo của xã chiếm gần 60%, mặc dù lúc ấy phần lớn các hộ dân đều có ít nhiều diện tích trồng chè. Nhưung từ khi giao một phần đất cho Công ty để trồng, sản xuất chè, người dân ở đây đã có công ăn việc làm và thu

nhập cao thông qua việc trồng, chăm sóc và thu hoạch chè. Toàn xã có khoảng 300 người đã trở thành công nhân của Xí nghiệp chè Phú Đa, bình quân mỗi người nhận chăm sóc, thu hoạch từ 3000-5000 m2 diện tích chè, nhà nào cả hai vợ chồng cùng làm công nhân thì có khoảng 7000 m2.

Đến thời điểm này, trên địa bàn xã không cây trồng nào cho thu nhập cao hơn cây chè. Nhưng một điều quan trọng hơn khi người dân tham gia kinh doanh, sản xuất với Công ty, đó là họ đã học được cánh làm mới, đưa tiến bộ KHKT, giống chất lượng cao vào sản xuất, chính vì vậy nhiều diện tích chè trồng mới của chúng tôi đã cho hiệu quả kinh tế rất cao. Phần lớn các diện tích chè sau 4-5 đã cho năng suất từ 12-18 tấn/ha cao gấp 2-3 các diện tích chè khác trồng theo cách làm cũ trước đây. Và cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của chúng tôi và nhờ nó, trong những năm qua, chúng tôi đã giảm được 30% tỷ lệ hộ đói nghèo.

Nhờ có mô hình liên kết “công nhân nông dân” người nông dân khi trở thành công nhân ngoài thời gian chăm sóc thu hoạch chè, họ còn làm các công việc khác của gia đình, nên họ có thêm các nguồn thu nhập. Tiền thu nhập được từ cây chè họ cho vào tích lũy để xây dựng nhà cửa, hoặc mua sắm các vật dụng đắt tiền, còn các nguồn thu nhập khác họ đưa vào chi phí sinh hoạt hàng ngày. Với gần 300 ha đất nông lâm nghiệp của xã Long Cốc giao cho cho Công ty chè Phú Đa để trồng chè đã tạo ra được một mô hình mới giữa doanh nghiệp và người nông dân và hiệu quả kinh tế đã được thể hiện rõ nét. Quan trọng hơn của mô hình liên kết này đó là người nông dân và doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ lợi ích và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và người nông dân có thể trở thành công nhân ngay trên chính quê hương mình. [12]

Một phần của tài liệu Đánh giá và đưa ra giải pháp thức đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)