Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ

Một phần của tài liệu Đánh giá và đưa ra giải pháp thức đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Để thấy được kết quả, hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè hữu cơ ta xem bảng 4.5

Qua biểu 4.5 cho thấy: Phương thức canh tác có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, điều này thể hiện rất rõ ở kết quả sản xuất của các nông hộ. Các hộ sau khi chuyển đổi sang canh tác chè theo phương thức hữu cơ đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cách canh tác truyền thống trước đây. Cụ thể mức thu nhập hỗn hợp của 1 ha chè kinh doanh của sản xuất chè hữu cơ thu được 62.776.000đ/1ha trong khi sản xuất chè trước chuyển đổi đạt 135.044.000đ/ha. Vậy thu nhập hỗn hợp của sản xuất chè hữu cơ giảm 62.268.000đ/ha so với sản xuất chè trước chuyển đổi, tức là giảm 54%. Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động của sản xuất chè hữu cơ cũng thấp hơn so với sản xuất chè trước chuyển đổi. Trước đây trên 1ha chè, 1 công lao động có thể tạo ra 86.790 đồng còn 1 công lao động khi sản xuất chè hữu cơ tạo ra 43.350 đồng/1ha chè, giảm 43.440đồng/ 1 công, tức là giảm 50,05%. Ngoài ra, đồng vốn đầu tư của hộ khi chuyển sang làm chè hữu cơ cũng đạt hiệu quả thấp hơn so với cách canh tác chè trước chuyển đổi, một đồng chi phí trung gian khi chưa chuyển sang sản xuất chè hữu cơ thu được 6,61 đồng còn sau khi

Bảng 4.5: So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất chè hữu cơ trước và sau chuyển đổi của các hộ

(Tính cho 1 ha chè kinh doanh /năm)

Chỉ tiêu ĐVT Trước chuyển đổi Chuyển đổi hữu So sánh Chuyển đổi hữu cơ/ trước chuyển đổi 1. Sản lượng chè tươi kg 15.590 10.500 0,67

2. Sản lượng chè khô trung bình kg 3.118 2.100 0,67

+ Giá bán chè khô 1000đ/kg 50 40 0,80

3. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 155.900 84.000 0,54

4. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 20.430 19.708 0,96

5.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 135.470 64.292 0,47

6. Khấu hao vườn chè 1000đ 426 1.516 3,56

7. Lao động gia đình Công 1.556 1.448 0,93

8. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 135.044 62.776 0,46 9. GO/IC Lần 7,63 4,26 0,56 10. GO/Lao động gia đình 1000đ 100,19 58,01 0,58 11. VA/IC Lần 6,63 3,26 0,49 12. VA/Lao động gia đình 1000đ 87,06 44,40 0,51 13.MI/IC Lần 6,61 3,19 0,48 14.MI/Lao động gia đình 1000đ 86,79 43,35 0,50

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Hiệu quả sản xuất là mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ một nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và đối với nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất sẽ là cơ sở để có thể đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm kích thích sự phát triển bền vững của sản xuất chè. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là khi chuyển sang làm chè hữu cơ thì năng suất và chất lượng chè giảm nhiều, sâu hại phát triển mạnh đặc biệt là bọ sít muỗi trong khi

hạn chế. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn chưa biết nhiều đến sản phẩm chè hữu cơ nên giá bán chè hữu cơ còn thấp. Chính vì những lý do này dẫn đến kết quả khi các hộ nông dân khi chuyển sang sản xuất chè hữu cơ đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cách sản xuất chè trước đây.

* Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế.

Qua thời gian theo dõi về áp dụng quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ cho thấy: Năng suất chè bước đầu có giảm chút ít so với sản xuất thông thường nhưng theo đánh giá cảm quan hình thái búp chè có mầu xanh ánh vàng, mật độ búp thưa, lá dầy, búp chè mập, giòn, non lâu. Khi pha trà màu nước trong xanh, mùi thơm hương cốm, vị đậm, ngọt hậu.

* Hiệu quả môi trường

Từng bước giải quyết được vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách sử dụng phân hữu cơ, thuốc BVTV sinh học thảo mộc.

Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp một cách bền vững, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính thông qua quy trình canh tác nông nghiệp theo quy trình hữu cơ .

* Hiệu quả xã hội

Góp phần giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương.

Sản xuất chè theo quy trình hữu cơ góp phần nâng cao sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội thông qua quá trình canh tác an toàn thân thiện với môi trường.

Thành lập được 1 tổ hợp tác góp phần tạo ra hàng hóa số lượng lớn, hợp tác trong tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đưa ra giải pháp thức đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)