Mức độ đầu tư thâm canh của hộ cho chè hữu cơ

Một phần của tài liệu Đánh giá và đưa ra giải pháp thức đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 50)

Để thấy được mức độ đầu tư cho 1 ha chè hữu cơ một cách đầy đủ và chính xác. Tác giả tiến hành tính toán để so sánh chi phí 1 ha chè hữu cơ và 1 ha chè truyền thống. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.4

Qua bảng 4.4 cho thấy: Mức độ đầu tư của 1 ha chè hữu cơ thấp hơn mức đầu tư của 1 ha chè truyền thống

- Phân hoá học được các hộ sản xuất chè truyền thống sử dụng nhiều nhất, vì bản thân các loại phân này kích thích sự nảy mầm của chè nhanh hơn, thời gian thu hái 1 lứa ngắn nên năng suất chè cao hơn. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì chất lượng chè lại không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

sinh BIOGRO và phân chuồng ủ vì các loại phân này là nguồn cung cấp vi sinh vật tốt nhất để tạo màu cho đất. Đây cũng là những loại phân chính được sử dụng trong quy trình canh tác chè hữu cơ. Theo kinh nghiệm của các hộ dân thì năng suất của chè hữu cơ thấp hơn năng suất của chè truyền thống

- Thuốc trừ sâu cũng rất quan trọng và không thể thiếu được trong canh tác trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất chè. Thực tế nghiên cứu cho thấy:

Bảng 4.4: Bình quân đầu tư cho 1 ha chè hữu cơ và chè truyền thống

Chỉ tiêu

Hộ SX chè

hữu cơ Hộ SX chè truyền thống

Số lượng Thành tiền (nghìn đồng) Số lượng Thành tiền (nghìn đồng) 1. Chi phí TG 19.708 35.870 - Đạm (kg)* 30 144 1.532 7.354 - Lân (kg)* 149 164 6.442 7.086 - Kali (kg)* 0 0 66 297 - NPK (kg) 0 0 838 1.592 - Biogro (kg) 2.860 3.718 0 0

- Phân hữu cơ (kg) 20.907 4.182 4.964 993

- Thuốc BVTV 570 7.595

- Chi phí khác 10.930 10.953

II. Lao động (công)

- Lao động gia đình 1.448 1.748

- Lao động thuê 0 104 2.476

Cộng 19.708 38.346

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021

Hầu hết các hộ sản xuất chè truyền thống đều quá lạm dụng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Do mục tiêu về lợi nhuận đã khiến cho các hộ này sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định cả về số lượng và thời gian cho phép. Điều

xấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người lao động nhất là lúc mùa vụ căng thẳng. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc trừ sâu cũng làm tăng chi phí đầu tư vượt quá khả năng vốn của người nông dân, đặc biệt là những người nông dân nghèo.

Các hộ làm chè hữu cơ chỉ sử dụng các loại thuốc lá tự chế. Điều đáng mừng là, những quy định về số lượng và thời gian cách ly khi sử dụng thuốc trừ sâu đã được các hộ tự giác chấp hành. Do vậy, chi phí đầu tư cho công tác

BVTV của các hộ cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, công dụng của các loại thuốc thảo mộc hiện nay còn có nhiều hạn chế nên sâu hại vẫn phát triển mạnh điển hình là bọ xít muỗi. Do đó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng của chè thành phẩm cũng như thu nhập của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đưa ra giải pháp thức đẩy liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất chè hữu cơ tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)