Tức Tranh là một xã thuần nông, Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.537,21ha, tổng diện tích đất nông nghiệp là 2064,64 ha chủ yếu trồng chè và trồng rau màu. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là chăn nuôi tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ, trang trại chưa phát triển chưa nhiều.
Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tương đối tích cực. Từ một xã thuần nông thuần nông thì nay cơ cấu kinh tế của xã đã chuyển hướng theo cơ cấu tăng giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp (chế biến chè đặc sản) và dịch vụ - thương mại. Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của nhà nước tập trung hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn với mũi nhọn là cây chè để phát triển kinh tế của xã trong thời gian tới.
4.1.2.1.Tình hình sử dụng đất
Qua bảng số liệu cho thấy: Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2537,21 ha được chia làm 3 loại đất chính:
Nhóm đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất với diện tích là 2064,64 ha (chiếm 81,37%) được dùng để sản xuất nông nghiệp với diện tích 1199,24ha dùng để trồng chè, lúa, cây hoa màu và một số cây ăn quả. Do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi nên 820,76 ha dùng để trồng rừng các loại cây chính như bạch đàn, keo, …chỉ có 44,64 ha dùng cho nuôi trồng thủy sản, đó là diện tích ao hồ, kênh mương vừa để cung cấp nước cho người dân sinh hoạt, vừa để nuôi tôm cá đem lại thu nhập cho người dân. Ngành nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp ít được người dân trên địa bàn xã chú trọng đầu tư phát triển do điều kiện tự nhiên không phù hợp với các ngành nghề này.
STT Mục đích sử dụng Diện Tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 2537,21 100%
1 Nhóm đất nông nghiệp 2064,64 81,37
- Đất sản xuất nông nghiệp 1199,24 47,27
+ Đất trồng chè 1038,19 40,92
+ Đất trồng cây hoa màu 100,6 3,97
+ Đất trồng cây ăn quả 60,45 2,38
- Đất trồng cây lâm nghiệp 820,76 32,35
- Đất nuôi trồng thủy sản 44,64 1,76
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 469,55 18,51
- Đất ở 248,11 9,78
- Đất chuyên dùng 157,03 6,2
+ Đất trụ sở cơ quan 0,25 0,009
+ Đất sản xuất phi nông nghiệp 10,99 0,43
+ Đất có mục đích công cộng 145,79 5,75
- Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.34 0,01
- Đất sông suối 60,49 2,38
- Đất nghĩa, địa nghĩa trang 3,58 0,14
3 Nhóm đất chưa sử dụng 3,02 0,12
- Đất bằng chưa sử dụng 0 0
- Đồi chưa sử dụng 3,02 0,12
(Nguồn: UBND xã Tức Tranh năm 2020)
Nhóm đất thứ 2 là đất phi nông nghiệp, trong toàn xã chỉ chiếm 18,51% với diện tích là 469,55 ha bao gồm đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất sông suối và đất nghĩa trang, nghĩa địa.
Nhóm đất thứ 3 là đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,12% trong tổng diện tích đất với diện tích là 3,02 ha, đất đồi chưa sử dụng. Nguyên nhân là do có nhiều
nên họ không sử dụng tới diện tích đất nông nghiệp của gia đình, hoặc là đi xuất khẩu lao động.
Như vậy nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu và quan trọng nhất trên địa bàn xã Tức Tranh là nhóm đất nông nghiệp phần lớn dùng để trồng chè, trồng cây hoa màu và cây ăn quả.
4.1.2.2. Nhân lực
Xã hiện có 2297 hộ với 8.941 nhân khẩu Số lượng lao động trong độ tuổi: 5.898 người;
Tỷ lệ lao động đã qua đào tào so với tổng số lao động: 37%
Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngư nghiệp 60%; cộng nghiệp và ngành nghề khác 25%; thương mại-dịch vụ 15%.
Đánh giá sơ bộ ta thấy về đặc điểm lao động sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn đối với các yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của Tức Tranh trong tương lai. Cơ cấu lao động nông nghiệp còn cao, trình độ của lao động nông nghiệp hàng năm đều được tập huấn kỹ thuật, xã đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề mở lớp đào tạo cho người lao động, tuy nhiên còn hạn chế về quản lý kinh tế, lao động trong ngành công nghiệp-TTCN có trình độ khá.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 31,2 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 5,3%.
4.1.2.3. Kinh tế
-Xã phân thành 4 vùng sản xuất chính:
+ Khu vực phía bắc gồm 5 xóm Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Lường, Gốc Mít, Gốc Cọ, chủ yếu sản xuất phát triển đồi rừng, kết hợp sản xuất lúa và trồng chè.
+ Khu vực phía tây gồm 5 xóm Minh Hợp, Khe Cốc, Bãi Bằng, Tân Thái, Đập Tràn chủ yếu đầu tư thâm canh chè cao sản.
+ Khu vực phía đông gồm 7 xóm Tân Khê, Đan Khê, Gốc, Sim,Gốc Gạo, Thác Dài, Đồng Lòng, Ngoài Tranh, chủ yếu đầu tư thâm canh chè, trồng cây ăn quả.
Xiêm, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến chủ yếu phát triển dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất lúa trồng chè.
-Nhân dân rất tích cực tham gia huy động vốn và hiến đất làm các công trình XDCB mà những năm qua đã thực hiện tốt cũng là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế của xã.
4.1.2.4. Thực trạng văn hóa-xã hội, y tế , giáo dục, quốc phòng- an ninh trật tự xã hội
*Văn hóa- xã hội.
Với dân số lớn, số lượng học sinh nhiều xã đã phổ cập THCS, nhu cầu học sinh học lên THPT lớn nhưng phải đi xa vì vậy cần đầu tư xây dựng trường THPT để phục vụ nhu cầu học tập của con em 4 xã. Là trung tâm cụm xã phía đông công tác Y tế có sự phát triển đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
- Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 30%, có các lễ hội truyền thống lâu đời như Lễ hội cầu mùa với điệu múa Tắc Xình của người dân tộc Sán Chay đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, đây là tiềm năng để gắn với phát triển du lịch.
*Y tế
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân cũng được quan tâm nên trong những năm qua các chỉ tiêu nhiệm vụ về công tác y tế luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là các nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.
Chương trình khám miễn phí cho người cao tuổi đối tượng chính sách, thực hiện chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng cho các cháu dưới 60 tháng tuổi, khám sức khỏe cho học sinh 3 nhà trường. Định kỳ kiểm tra vệ sinh, phòng bệnh, kiểm tra an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, tuyên truyền thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
thời, địa phương đang có kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí để xây thêm 8 phòng chức năng Trạm y tế xã.
- Kinh phí đầu tư: 03 tỷ đồng.
*Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo đạt nhiều thành tích xuất sắc, 3 nhà trường (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trong đó:
-Trường tiểu học 1: Trường có 6 lớp, 166 học sinh đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2001.
-Trường tiểu học 2: Trường có 22 lớp, 615 học sinh cơ sở vật chất đã đảm bảo và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2013 theo Quyết định số 2854/QĐ-UBND, ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
-Trường Trung học cơ sở:
Trường có 16 lớp, 570 học sinh.
Cơ sở vật chất đã đảm bảo và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia năm 2014 theo Quyết định số 1073/QĐ-UBND, ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Qua đánh giá hàng năm các trường đều đạt danh hiệu tập thể tiên tiến xuất sắc, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 65% trở lên, chất lượng dạy của đội ngũ giáo viên luôn được đổi mới và nâng cao.
Giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì vậy trong những năm qua công tác giáo dục luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và của địa phương. Đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn, chính trị để đáp ứng được nhiệm vụ đề ra, hàng năm công tác giáo dục luôn được duy trì tốt cả 2 mặt đó là dạy và học. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả 2 hệ đạt trên 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hay bổ túc, học nghề đạt trên 90%. Lao động được đào tạo dài hạn có chứng chỉ, tốt nghiệp từ trung cấp có văn bằng chuyên môn trở lên đạt 33,6%.
Công tác quân sự địa phương luôn đảm bảo, hàng năm xã đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân 100% thanh niên lên đường nhập ngũ, quản lý chặt chẽ thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, lực lượng dân quân tự vệ, quản lý sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân dự bị theo đúng quy định. Triển khai thực hiện, làm tốt các chế độ chính sách hậu phương quân đội. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, tham gia các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn như: sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn.
4.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Túc Tranh huyện Phú Lương về sản xuất chè hữu cơ
*Thuận lợi
- Được sự quan tâm thống nhất cao của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Lương, UBND xã Tức Tranh về chủ trương chuyển dịch dần từ sản xuất nông nghiệp thông thường sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tiến tới một nền nông nghiệp sạch, an toàn.
- Phú Lương có vùng sản xuất chè Khe Cốc, xã Tức Tranh nơi đây điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, chất đất, nguồn nước phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển.
- Người dân của xã cần cù, chịu khó, có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
- Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được quan tâm như: Hỗ trợ phân bón, chế phẩm hữu cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thảo mộc, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật…
- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Người dân bước đầu đã có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
*Khó khăn.
- Đối với sản xuất chè hữu cơ ban đầu khi chuyển đổi, các thành viên trong THT khá bỡ ngỡ gặp nhiều khó khăn vì mất nhiều công và thời gian chăm
cách ghi chép nhật ký sản xuất truy nguyên nguồn gốc. năng suất sản lượng chè bước đầu bị tụt giảm hơn so với sản xuất thông thường đối mặt với dịch bệnh do không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, hoóc môn tăng trưởng... vùng sản xuất chè hữu cơ và không hữu cơ nằm liền kề nhau mặc dù có vùng đệm nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh là rất cao.
- Các chế phẩm dùng trong nông nghiệp hữu cơ chưa phổ biến trên thị trường. Chất lượng bảo quản chế phẩm vi sinh trong từng lô sản phẩm cũng khó đánh giá còn tốt hay không.
- Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn nếu sản xuất quy mô lớn cần tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, giá bán đảm bảo được cao hơn so với sản xuất thông thường.
- Một số người dân còn quan tâm đến lợi ích trước mắt nên việc tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ chưa thực sự nghiêm túc.