1.4 .Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường
3.2.3. Nâng cao các yếu tố của phương diện học thuật
- Mục tiêu của nhóm giải pháp: Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên để đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của sinh viên. Giúp giảng viên có thái độ giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách chuyên nghiệp hơn,
- Nội dung của nhóm giải pháp
+ Duy trì và tiếp tục phát huy các yếu tố được sinh viên đánh giá cao đối với đội ngũ giảng viên (được đánh giá cao tại mục 2.2.3.3).
+ Khắc phục những vấn đề mà sinh viên đánh giá chưa tốt:
Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo cấp trường, cấp khoa, tổ nhằm giúp cho cán bộ, giảng viên có cơ hội tham khảo, tìm hiểu, trang bị thêm các kiến thức ở từng lĩnh vực chuyên môn có liên quan, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.
Đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình, xây dựng hệ thống đề cương chi tiết, ngân hàng câu hỏi, bài tập thực hành đối với tất cả các học phần và được đưa lên hệ thống tài liệu tham khảo trên website www.viendong.edu.vn của từng khoa để sinh viên dễ dàng tìm hiểu và nghiên cứu.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: xây dựng bài giảng điện tử phối hợp với các thiết bị nghe nhìn, đổi mới công tác đánh giá kiểm tra học phần theo hướng ứng dụng thực tế, đẩy mạnh việc thi trực tuyến trên hệ thống phần mềm kiểm định chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tổ chức chấm công bằng vân tay dành cho cả giảng viên để hạn chế việc dạy thiếu giờ (đi trễ, về sớm) trong giảng viên. Tiến hành nhắc nhở cũng như có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các giảng viên sai phạm nhiều lần.
Tổ chức các buổi dự giờ đối với giảng viên đứng lớp nhằm tạo điều kiện cho các giảng viên có cơ hội học hỏi phương pháp giảng dạy lẫn nhau, đồng thời cũng giúp cho giảng viên đứng lớp có thái độ tích cực hơn và đầu tư tốt hơn cho bài giảng của mình.
Tạo không khí sôi động và lôi cuốn trong bài giảng: xây dựng kế hoạch chi tiết cho bài giảng, nên có nhiều dẫn chứng thực bằng những sự kiện thực tế mang tính thời sự để thu hút người nghe, áp dụng các phương tiện hỗ trợ bài giảng như
hình ảnh, video clip để làm sinh động hơn bài giảng, nội dung bài giảng cần cập nhật thường xuyên để có thể theo kịp sự phát triển của nhu cầu xã hội.
Có nhiều chế độ ưu đãi để thu hút, tuyển dụng được đội ngũ giảng viên trẻ đủ tiêu chuẩn, có trình độ cao. Đây là nguồn lực quan trọng trong cơ sở giáo dục có thể phát triển được những kỹ năng mới, tiếp cận những khoa học mới trong tương lai. Chiêu mộ những giảng viên có học hàm, học vị từ tiến sĩ trở lên, mời những giảng viên đã về hưu từ các trường đại học công lập tốp trên tham gia giảng dạy hoặc làm công tác quản lý theo đúng năng lực sở trường để tăng thêm vị thế của nhà trường đối với các đơn vị cùng cấp. Tăng cường tuyển dụng các giảng viên nước ngoài để trao dồi kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên đáp ứng được thực tế trong quá trình hội nhập.
Có nhiều chính sách hỗ trợ để giảng viên có điều kiện tiếp tục nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ: học phí, thời gian, giảm tiết chuẩn,…để khuyến khích tinh thần tự học và nâng cao trình độ. Cử và khuyến khích giảng viên tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn, các buổi đào tạo chuyên đề, cao học, tiến sĩ, tu nghiệp, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, tham quan kiến tập trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên. Cần có yêu cầu rõ đối với giảng viên tham gia giảng dạy chính thức: phải có chứng chỉ sư phạm, phải đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên và đạt trình độ tiếng Anh Toeic từ 600 trở lên.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi khi kết thúc học phần giảng dạy thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ sinh viên, theo dõi lịch trình giảng dạy theo đề cương chi tiết đã đề ra.
- Kết quả kỳ vọng
+ Xây dựng được đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, nhiệt tình, giỏi chuyên môn nghiệp vụ,… phục vụ tốt công tác giảng dạy dành cho sinh viên.
+ Giúp nhà trường đánh giá tốt được tiêu chí [5] về đội ngũ quản lý, cán bộ, giảng viên trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Giúp giảng viên cải thiện và nâng cao được phướng pháp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách chuyên nghiệp hơn.