Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng viễn đông​ (Trang 107 - 110)

1.4 .Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

2.2.3.5. Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên

Nhân tố chỉ gồm có 4 biến quan sát, tập trung chủ yếu về các vấn đề thông tin liên lạc, khả năng tiếp cận, tính sẳn sàng và thuận tiện dành cho sinh viên. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ đào tạo.

Bảng 2.25. Bảng thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên

Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên STT

hóa Nội dung Trung

bình

% chọn từ 4 trở lên

1 KN1 Sinh viên dễ dàng liên lạc với giảng

viên khi cần 3,76 69,32%

2 KN2 Lịch trực của giảng viên trợ giảng

được bố trí thuận tiện cho sinh viên 2,30 17,26% 3 KN3 Sinh viên dễ dàng liên lạc với nhân

viên khi cần 2,05 11,51%

4 KN4

Sinh viên dễ dàng góp ý kiến hay gửi yêu cầu đến các bộ phận liên quan của trường

2,17 20,00%

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Theo kết quả được mô tả cho thấy mức độ sinh viên đánh giá về nhân tố Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên còn nhiều hạn chế, cụ thể giá trị trung bình của nhân tố này chỉ bằng 2,57% và % sinh viên chọn từ 4 trở lên là 29,52% vì bị ảnh hưởng của yếu tố KN2 và KN3 liên quan đến công tác phục vụ của nhân viên và lịch trực hỗ trợ của đội ngũ trợ giảng, do đó giá trị trung bình của 2 yếu tố này được đánh giá thấp nhất trong 4 yếu tố của nhân tố < 3.0 và % số sinh viên chọn từ 4 trở lên không đạt được 20%, trong khi đó yếu tố KN1 được đánh giá cao nhất là 3,76 và % chọn từ 4 trở lên là 69,32%.

Mặt mạnh: vì khi tất cả các sinh viên vào học tại trường đều được cấp một

địa chỉ mail cá nhân và 1 thư điện tử GroupMail của lớp trong hệ thống mail.viendong.edu.vn để giúp sinh viên dễ dàng liên hệ với giảng viên và trợ giảng cũng như với khoa, đồng thời tất cả sinh viên đều được đăng ký cổng thông tin di động dành cho sinh viên Uni.One nên sinh viên liên tục được cập nhật những thông tin cần thiết liên quan đến việc học tại trường 1 cách nhanh chóng như thời khóa biểu, lịch thi, kết quả điểm thi, đăng ký môn học, thông báo về tài liệu học thuật…, ngoài ra theo quy định của Ban giám hiệu: tất cả lãnh đạo các khoa và giảng viên cơ

hữu đều phải công khai thông tin liên lạc qua địa chỉ mail hoặc điện thoại di dộng để sinh viên tiện liên lạc khi cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học thuật nên sinh viên rất dễ dàng liên lạc với giảng viên khi cần thiết.

Đặc biệt nhà trường cho lập “góc phản ảnh dành cho sinh viên’ ngay tại cơ sở quận 12 để SV có thể tự do phát biểu những vấn đề tiêu cực của Nhà trường một cách công khai, bí mật cho SV, góp phần chấn chỉnh hoạt động toàn trường, đẩy lùi thông tin tiêu cực trên các mạng xã hội hiện tại.

Hạn chế và nguyên nhân:

Đối với sinh viên ở cơ sở Phú Nhuận và quận 10 gặp nhiều khó khăn trong việc gửi những thông tin liên lạc bằng giấy tờ thủ công thì công việc luôn bị chậm trễ do khoảng cách giữa các cơ sở 1, 2 so với cơ sở chính là khá xa, nhân viên ở các phòng chức năng không túc trực thường xuyên ở các cơ sở này nên việc những vấn đề cấp bách của sinh viên không được giải quyết kịp thời, dẫn đến việc đánh giá của yếu tố KN4 rất thấp (giá trị trung bình = 2.17 và % chọn từ 4 trở lên chỉ đạt được 20%).

Mặc dù, lực lượng trợ giảng luôn túc trực để hỗ trợ sinh viên trong vấn đề học tập nhưng với số lượng sinh viên khá đông của trường hiện nay với lực lượng của đội ngũ trợ giảng hiện có thì không đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên đang cần nên tình trạng có nhiều sinh viên lên phải đợi giảng viên trợ giảng hỗ trợ các bạn sinh viên khác xong thì mới đến lượt mình, thậm chí có những hôm các bạn phải chờ đến hết giờ thì mới có thể gặp được giảng viên trợ giảng. Vì vậy, yếu tố KN2 cũng được đánh giá không cao (giá trị trung bình = 2.3 và % chọn từ 4 trở lên 17.26%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng viễn đông​ (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)