c) Tiền lương khoán
3.2.2. kiến đề xuất về hoàn thiện việc phân phối tiền lương trong công ty
Việc phân phối tiền lương theo doanh thu là chưa hợp lý. Để khắc phục, công ty nên xây dựng một số điều chỉnh có liên quan đến lợi nhuận của công ty. Về lâu dài, công ty nên tính đơn giá tiền lương trên lợi nhuận, vì chỉ tiêu này vừa phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để thấy được những ưu điểm của phương pháp tính đơn giá tiền lương trên lợi nhuận, ta nên tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí tiền lương với lợi nhuận. Mức chi phí tiền lương theo lợi nhuận có ý nghĩa là làm ra một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu đồng để trả lương. Mối quan hệ này phản ánh chính xác nhất về sự liên hệ giữa chi phí tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nếu cho rằng lợi nhuận là kết quả lao động được thuê để sử dụng theo mục đích sản xuất kinh doanh thì mức chi phí tiền lương trên một đơn vị lợi nhuận là số lao động được thuê trong doanh nghiệp, không những đã sản xuất ra một lượng giá trị để bù đắp chi phí phải trả cho người lao động mà còn tạo ra một mức lợi nhuận tỷ lệ theo số tiền lương đã chi trả.
Việc phân tích mối quan hệ này sẽ cho công ty khả năng xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, từ đó điều chỉnh mức tiền lương trả cho người lao động tới một mức phù hợp, đảm bảo kích thích nguồn lao động làm việc tốt, đồng thời vẫn đảm bảo kinh doanh thu được lợi nhuận.
So với việc so sánh chi phí tiền lương với doanh thu thì rõ ràng đây là phương pháp tốt hơn, chính xác hơn trong việc đánh giá hiệu quả của chi phí tiền lương vì chỉ tiêu doanh thu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặt khác, doanh thu tăng không đồng nghĩa với hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên. Mà mục đích của một doanh nghiệp là lợi nhuận chứ không phải doanh thu, chỉ có lợi nhuận càng cao mới thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn.
3.2.3. Ý kiến đề xuất về hoàn thiện công tác kế toán tiền lương của tổ chức công đoàn
Bản chất cơ chế thị trường là cạnh tranh, là nảy sinh những mâu thuẫn, là trái ngược nhau. Người lao động bao giờ cũng muốn thu nhập, tiền lương cao, còn người sử dụng lao động lại hướng đến nâng cao lợi nhuận. Vì vậy, trong xu thế của cơ chế thị trường thì tổ chức công đoàn cần đổi mới, cần thực sự đứng về phía người lao động để đấu tranh đảm bảo thu nhập, tiền lương cho họ trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của người lao động.
Với những trọng trách được giao, tổ công đoàn phải tiếp tục phối hợp với người lao động và người sử dụng lao động để cùng nhau xây dựng, bổ sung, sửa đổi và giải quyết những vướng mắc còn tồn động trong vấn đề tiền lương nhằm thỏa mãn lợi ích cả hai phía.