Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 28 - 30)

c) Tiền lương khoán

2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh

doanh

Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty thể hiện qua sơ đồ sau:

- Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên do Đại hội cổ đông bầu chọn. HĐQT có trách nhiệm lập chương trình kế hoạch hoạt động của HĐQT, quy định quy chế của HĐQT và phân công công tác cho các thành viên của HĐQT, chuẩn bị nội dung nghị sự, tài liệu thảo luận và biểu quyết các văn bản thuộc quyền HĐQT hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

- Giám đốc: Là người có quyền lãnh đạo cao nhất, đồng thời là người chịu trách nhiệm chung về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, đứng ra giải quyết những

Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc kỹ thuật Phó Giám đốc tài chính Phòng Hành chính Phòng Công trình 1 Phòng Công trình 2 Phòng Tài chính- Kế toán

vấn đề có tính chiến lược. Ngoài ra, giám đốc còn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của công ty.

- Phó Giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ xác định các định mức về kinh tế kỹ thuật. Trực tiếp điều hành hai phòng Công trình.

- Phó Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều động nhân lực và quản lý nguồn vốn của công ty. Trực tiếp điều hành phòng Tài chính- Kế toán.

- Phòng Hành chính: Quản lý nhân sự, lập kế hoạch dài hạn về công tác bồi dưỡng đào tạo lực lượng lao động, quản lý, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thời gian và hiệu quả lao động toàn công ty; Triển khai thực hiện các công văn của công ty, fax và gửi các chứng từ cần thiết, tổng hợp các báo cáo sản xuất kinh doanh; Làm công tác tổ chức Công đoàn trong công ty: Tổ chức các cuộc đi thăm quan, nghỉ mát cho nhân viên trong công ty, tổ chức thăm hỏi động viên,…

- Phòng Công trình 1,2: Bao gồm Trưởng phòng và các nhân viên làm nhiệm vụ khảo sát, thiết kế và giám sát thi công các công trình. Các phòng công trình hoạt động theo hình thức giao khoán, chịu trách nhiệm thực hiện hoàn toàn các công việc theo hợp đồng giao khoán và có trách nhiệm cung cấp các chứng từ hợp lệ, hợp pháp cho phòng Tài chính- Kế toán.

- Phòng Tài chính- Kế toán: Thực hiện chức năng về quản lý tài chính, hạch toán kế toán, điều hành và phân phối vốn, tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu, tình hình luân chuyển và sử dụng tài khoản, tiền vốn, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh; Cung cấp số liệu tài liệu cho giám đốc để điều hành sản xuất kinh doanh; Phân tích hoạt động tài chính, ngăn ngừa hành vi tham ô, vi phạm chính sách kỹ thuật, kinh tế và tài chính của công ty. Trong đó:

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và các cơ quan pháp luật về toàn bộ công việc kế toán trong công ty mình. Có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm tổ chức phân công, kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán.

Kế toán kho: Cập nhật chi tiết lượng nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa xuất ra cho các phòng ban và lượng hàng hóa mua vào. Dựa vào số tiền xuất nhập vật tư, cuối tháng tính ra số tiền và lập báo cáo.

Kế toán công nợ: Phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản phải nộp, phải cấp cũng như tình hình thanh toán và còn phải thanh toán với đối tượng (chủ đầu tư, người bán, người cho vay,…). Ghi chép kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh, tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tiến hành phân bổ các chi phí lương, chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

- Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác cuối kỳ, có thể giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo tổng hợp, lập báo cáo nội bộ cho bên ngoài đơn vị theo kỳ báo cáo hoặc yêu cầu đột xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w