Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 31 - 33)

c) Tiền lương khoán

2.1.6. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần

Tiến Vĩnh Thịnh

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

- Kế toán trưởng:

Lập kế hoạch tài chính, lên báo cáo tổng hợp, lập các bảng phân bổ và kết chuyển tài khoản.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ kiêm Kế toán công nợ Kế toán Tiền mặt kiêm Thủ quỹ Kế toán Thuế Tiền lương

Phân tích hoạt động kinh tế, kết hợp với các phòng ban công ty thiết lập các định mức chi phí, định mức khóa doanh thu và các loại định mức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tham mưu cho giám đốc về các công tác hoạt động kinh doanh, quản lý sử dụng vốn, vật tư hàng hóa phù hợp với đặc điểm kinh doanh ngành hàng và điều lệ của công ty.

Có trách nhiệm trong việc thực hiện các chế độ báo cáo, quyết toán theo định kỳ về hoạt động tài chính của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám độc công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chỉ đạo hướng dẫn cách lập báo cáo và kiểm tra công tác kế toán của các kế toán viên.

- Kế toán tổng hợp:

Trực tiếp hướng dẫn và thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán hiện hành, kiểm duyệt, cập nhật các chứng từ gốc, xem xét việc định khoản của từng phần hành kế toán có đúng với tài khoản và số tiền hợp pháp hay chưa, sau đó vào sổ cái tổng hợp.

Theo dõi chi tiết, lập báo cáo hàng tháng các khoản phát sinh về doanh thu, thuế, các khoản thu nghiệp vụ tài chính, thu nhập bất thường, khấu hao cơ bản, tình hình biến động tăng giảm vốn và tài sản. Sau khi tổng hợp các số liệu trên sổ cái thì lên bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán ngân hàng, thủ quỹ kiêm tiền lương.

Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng của công ty và làm nhiệm vụ quản lý quỹ.

- Kế toán TSCĐ kiêm kế toán công nợ:

Hàng quý thiết lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ chia theo nguồn vốn hình thành phân bổ cho các đối tượng sử dụng, lập báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp khấu hao TSCĐ, kiểm kê và xác định tài sản bị hỏng, mất, không cần sử dụng, lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ. Phản ánh các khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán, theo dõi các khoản tạm ứng.

Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ thu, chi tiền mặt. Các chứng từ phải có chữ ký của giám đốc công ty và kế toán trưởng. Sau khi đã kiểm tra chứng từ hợp lệ thì tiến hành thu hoặc chi. Cuối ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Khi nhận được giấy báo nợ, có của Ngân hàng, kế toán cần đối chiều với chứng từ gốc đính kèm thông báo của ngân hàng với sổ sách theo dõi tiền gửi của công ty để ghi sổ và xử lý kịp thời các khoản chênh lệch nếu có.

- Kế toán thuế và tiền lương:

Kiểm tra xem xét các hóa đơn đầu vào, đầu ra có hợp lệ hợp pháp hay không. Hàng tháng lập báo cáo thuế, kê khai thuế. Tính lương, phân bổ lương và các khoản trích theo lương, chịu trách nhiệm về trích và thu nộp BHXH, BHYT, KPCĐ đúng quy đinh, việc sử dụng thu chi các quỹ của công ty đúng chế độ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w