Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án có trách nhiệm hòa giải đối với hầu hết các vụ án dân sự để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Cũng giống như BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, BLTTDS năm 2015 không liệt kê những vụ án phải tiến hành hòa giải mà quy định theo phương pháp loại trừ. Theo đó, phạm vi hòa giải vụ án dân sự rất rộng, đó là những tranh chấp được quy định tại các Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 BLTTDS năm 2015, trừ những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Thứ nhất, những vụ án dân sự không được hoà giải.
Hiện nay, BLTTDS năm 2015 không đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là những vụ án dân sự không được hòa giải mà chỉ liệt kê nếu rơi vào các trường hợp tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án không được hòa giải. Theo đó những vụ án dân sự không được hòa giải là những vụ án pháp luật cấm Tòa án thực hiện hoạt động hòa giải trong suốt quá trình tố tụng và đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Quy định này hoàn toàn phù hợp vì xuất phát từ tính chất của các lợi ích được bảo vệ hoặc từ tính chất của chính các quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 thì những vụ án không được hòa giải bao gồm: (i) Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; (ii) Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
(i) Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước: Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự… gây ra và người được giao quản lý đối với tài sản Nhà
nước đó có yêu cầu đòi bồi thường39. Vụ án yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước chỉ có thể được giải quyết bằng việc Tòa án mở phiên tòa xét xử. Pháp luật không cho các bên thỏa thuận vì tính chất của loại tài sản này thuộc sở hữu toàn dân không thể tiến hành hòa giải để quyết định về số lượng hay nội dung giá trị bồi thường. Quy định này nhằm phòng ngừa trường hợp lợi dụng việc hòa giải, để thỏa thuận thương lượng, gây thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước.
Mục đích của việc quy định vụ án dân sự “Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây
thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” không được hòa giải là nhằm hạn chế sự lạm dụng của những người được giao quản lý tài sản. Nguyên nhân lạm dụng có thể vì thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ vụ lợi mà thương lượng với bên gây thiệt hại dẫn đến không khắc phục hoặc khắc phục không đầy đủ những thiệt hại đã xảy ra. Khi Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp để đầu tư thì có nghĩa là Nhà nước phải giao cho doanh nghiệp một số quyền năng nhất định đối với tài sản đó bởi vì một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định tạo nên năng lực chủ thể trong quan hệ kinh tế là chủ thể đó phải độc lập về tài sản. Tài sản thuộc Nhà nước nhưng khi tham gia vào quan hệ kinh tế thì phải thông qua vai trò của chủ thể và chủ thể đó phải có những quyền năng nhất định đối với tài sản.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về hình thức sở hữu Nhà nước mà thay bằng hình thức sở hữu toàn dân. Như vậy, phạm vi những vụ án dân sự không được hòa giải không phù hợp với quy định tại Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức sở hữu, nên Điều 206 BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn cho phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
“Tài sản thuộc sở hữu toàn dân” bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý40.
Và “yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân” là trường hợp tài sản thuộc sở hữu toàn dân bị thiệt hại do hành vi trái
39 Đặng Quang Huy (2017), “Những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về hòa giải vụ án dân sự”,
Tạp chí Nghề Luật, số 06, tr. 55. 40 Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015.
pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự... gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân đó có yêu cầu đòi bồi thường.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt các trường hợp sau:
+ Trường hợp tài sản của Nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà
nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp phải có quyền tự chủ, tự quyết định tài sản của doanh nghiệp mình, việc hạn chế không được hòa giải khi có tranh chấp xảy ra trong trường hợp này hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp. Do đó, có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này, Tòa án vẫn tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
+ Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan Nhà nước, đơn vị
vũ trang nhân dân, cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì Nhà nước
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện quyền quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.
Theo Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 thì tài sản Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng là tài sản Nhà nước tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, bao gồm trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định. Tài sản cụ thể mà Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng được thực hiện theo các Điều 12, Điều 29, Điều 35 Luật Quản lý, sử
dụng tài sản Nhà nước năm 2008. Đồng thời, theo các Điều 14, Điều 15, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 30, Điều 34, Điều 37 của Luật này thì việc định đoạt tài sản được Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông qua các chủ thể có thẩm quyền như Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu các cơ quan khác ở trung ương quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Như vậy, trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức được giao tài sản để sử dụng nhưng Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án không được hòa giải, vì việc hòa giải có thể làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước41.
Đối với yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Bất cứ hành vi nào gây thiệt hại đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân đều là trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Người gây thiệt hại không có quyền điều đình, thương lượng thỏa thuận với Nhà nước về trách nhiệm bồi thường của mình. Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại tự nguyện bồi thường và việc bồi thường phù hợp với pháp luật thì Tòa án có thể chấp nhận42.
(ii) Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Pháp luật cho phép các chủ thể được tự do xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Tự do thực hiện giao dịch dân sự chỉ được thừa nhận nếu giao dịch dân sự đó không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Những giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội là những giao dịch vô hiệu tuyệt đối được quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 201543. Về bản chất thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ ngay từ thời điểm xác lập. Do vậy, pháp luật quy định Tòa án không tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của họ trong giao dịch vô hiệu này. Bởi nếu tiến hành 41 Bùi Thị Huyền (2016), tlđd (33), tr. 17 - 18.
42 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), tlđd (19), tr. 260.
43 Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội […]
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.
hòa giải là đồng nghĩa với việc chấp nhận, khuyến khích cho các bên tiếp tục có những thỏa thuận vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó. Bởi việc tiến hành hòa giải trong trường hợp này là việc thống nhất phương thức khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch dân sự hoặc phương án hoàn trả lại tài sản44.
Thứ hai, những vụ án không tiến hành hòa giải được.
Tương tự như những vụ án dân sự không được hòa giải, pháp luật tố tụng dân sự cũng không đưa ra khái niệm như thế nào là vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được mà chỉ liệt kê nếu rơi vào các trường hợp cụ thể theo Điều 207 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án không hòa giải được. Có thể hiểu những vụ án không tiến hành hòa giải được là những vụ án pháp luật quy định phải tiến hành hòa giải nhưng vì n lý do khác nhau mà Tòa án không thể tiến hành hòa giải được.
Khác với vụ án không được hòa giải, những vụ án không tiến hành hòa giải được về bản chất lại là những vụ án pháp luật quy định cần phải tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự khi giải quyết vụ án. Yếu tố dẫn đến việc hòa giải không thực hiện được là những lý do thực tế pháp luật chấp nhận, là cơ sở cho việc không cần tiến hành hòa giải giữa các đương sự và tiến hành tiếp tục giải quyết vụ án ở những bước tiếp theo.
Theo quy định tại Điều 207 BLTTDS 2015 thì những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm bốn trường hợp đó là: Một là, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Hai là, đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Ba là, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Bốn là, một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
44 Điều này trước đây được hướng dẫn cụ thể ở khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP: “Toà án không được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó”.
(i) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì khi bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì đây thuộc về trường hợp không thể tiến hành hòa giải được (khoản 1 Điều 207 BLTTDS năm 2015). Tòa án không thể nào ép các đương sự bắt buộc phải có mặt để tiến hành hòa giải vì đây thuộc quyền quyết định, tự định đoạt của đương sự, nếu bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
So với BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
Có ý kiến cho rằng việc bổ sung này là cần thiết, phù hợp với thực tế, bởi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không khởi kiện, không bị kiện nhưng họ có quyền hoặc nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự. Tuy nhiên, quy định này lại chưa thật sự hợp lý, bởi lẽ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự bao gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. “Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập” là người tham gia tố tụng đứng
về phía nguyên đơn hoặc bị đơn, họ không đưa ra yêu cầu độc lập nên Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà họ vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được là hợp lý. Đối với “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên