Hòa giải tại Tòa án là trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Do đó, trình tự thủ tục tiến hành phiên hòa giải bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Thực tế, có những trường hợp khi tiến hành hòa giải vụ án dân sự Tòa án đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, dẫn đến hậu quả quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Quyết định giám đốc thẩm số 18/2018/KDTM-GĐT ngày 30/11/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam và bị đơn là Công ty TNHH Hoàng Kim là một ví dụ, tại phần nhận định của Tòa Giám đốc thẩm có nêu: “Theo nội dung đề nghị của Công ty TNHH Hoàng
ngày 24/9/2018 thì: Tòa án nhân dân thành phố Huế, tình Thừa Thiên Huế tiến hành phiên hòa giải giữa các đương sự vào ngày 01/5/2015, nhưng khi lập Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành lại ghi lùi ngày thành ngày 23/9/2015 để từ đó ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự số 48/2015/QĐST- KDTM ngày 01/10/2015 là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đồng thời, tại Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành đề ngày 23/9/2015 không có nội dung: “Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án không thi hành xong các khoản nói trên thì phải chịu khoản tiền lãi phát sinh đối với số tiền nợ gốc cho đến khi hành án xong theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự số 48/2015/QĐST- KDTM của Tòa án nhân dân thành phố Huế lại có nội dung này là trái với thỏa thuận của các bên đương sự thể hiện tại Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành đề ngày 23/9/2015 là vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng dân sự”71. Điều
này cho thấy Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã làm rất đúng, khi những nội dung được ghi trong Biên bản hòa giải thành lại không được đề cập trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự.
Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn tồn tại một số quy định chưa bao quát và không hợp lý về thủ tục tiến hành hòa giải. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải đã được BLTTDS 2015 quy định. Tuy nhiên, việc đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015, thời hạn ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này như thế nào lại chưa được BLTTDS năm 2015 quy định. Thêm vào đó, trường hợp đương sự vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 thì khi hòa giải thành Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này có được gửi cho các đương sự vắng mặt hay không thì BLTTDS năm 2015 cũng chưa quy định.
Về vấn đề này, so sánh với BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thấy: Quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 về cơ bản giữ nguyên như quy định tại khoản 3 Điều 184 và khoản 3 Điều 187 của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Các quy 71 Quyết định giám đốc thẩm số 18/2018/KDTM-GĐT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.
định này của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 17, khoản 2 Điều 20 của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 17 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn:
“… Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hòa giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.
Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thỏa thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải. Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hòa giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.”
Khoản 2 Điều 20 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn:
“2. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, thì Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải ghi cụ thể nội dung thỏa thuận của các đương sự theo Mẫu số 08a ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ký tên và đóng dấu của Tòa án vào biên bản. Các đương sự tham gia phiên hòa giải phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản
hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Đối với các đương sự vắng mặt mà việc hòa giải thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS, thì Tòa án phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cho các đương sự vắng mặt.”
Dù quy định về trường hợp tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 212 của BLTTDS năm 2015 về cơ bản giữ nguyên như quy định tại khoản 3 Điều 184 và khoản 3 Điều 187 của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và đã được hướng dẫn như đã nêu trên nhưng thực tế, những hướng dẫn nêu trên cũng chưa bao quát được hết các trường hợp cụ thể để xác định ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án và trong thực tiễn cũng còn có những ý kiến băn khoăn rằng Tòa án có phải gửi biên bản hòa giải cho đương sự vắng mặt hay không72. Mặt khác, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP đã hết hiệu lực thi hành khi BLTTDS 2004 hết hiệu lực thi hành. Do đó, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn thi hành vấn đề trên.
Tác giả kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn việc ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015. Trên tinh thần tiếp thu Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP trước đây như sau:
Khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 theo hướng Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này là hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận. Việc xác định ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án và việc gửi biên bản hòa giải thành cho đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải có thể hướng dẫn cụ thể như sau:
Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp cần có văn bản đồng ý của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải là hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với
72 Dương Tấn Thanh (2018), “Biên bản hòa giải thành có gửi cho đương sự vắng mặt không”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/bien-ban-hoa-giai-thanh-co-gui-cho-duong-su-vang-mat-khong, truy cập ngày 7/6/2021.
nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận. Việc đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản sẽ thể hiện dưới 02 hình thức: Một là, ý kiến bằng văn bản của họ hoặc hai là, Tòa án lấy ý kiến của họ bằng văn bản. Ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án được tính dựa theo:
+ Trường hợp đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản hoặc Tòa án lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt trước khi hòa giải mà sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt phù hợp với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt thì ngày các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.
+ Trường hợp đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản hoặc Tòa án lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt trước khi hòa giải mà sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, nếu đương sự vắng mặt có ý kiến lần 2 bằng văn bản hoặc Tòa án lấy ý kiến lần 2 bằng văn bản mà đương sự vắng mặt đó đồng ý với sự thỏa thuận của các đương sự có mặt thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản đồng ý lần 2 được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.
Về việc gửi biên bản hòa giải thành cho đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải được hiểu như sau:
- Nếu thỏa thuận của các đương sự có mặt mà ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ đương sự vắng mặt thì Toà án phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cho các đương sự vắng mặt.
- Nếu thỏa thuận của các đương sự có mặt không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ đương sự vắng mặt thì Toà án không phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cho các đương sự vắng mặt.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 308 BLTTDS năm 2015 thì một trong những thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm là “Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ
thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm”. Như vậy, đối với bản án sơ thẩm bị hủy một phần hoặc toàn bộ để
chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án thì Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có cần tiến hành hòa giải lại hay không hay Tòa án các cấp được quyền bỏ qua giai đoạn hòa giải trong qua trình xét xử theo theo tục sơ thẩm? Đây là vấn đề rất cần quy định rõ. Bởi, thực tế có một số Tòa án tiến hành hòa giải lại, một số Tòa án không hòa giải lại.
Quan điểm của một số tòa không tiến hành lại cho rằng: Trong trường hợp hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và giao lại cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm nếu tổ chức hòa giải sẽ không hiệu quả, bởi, khi vụ án kéo dài như vậy thường mâu thuẫn giữa các bên rất trầm trọng và họ không chấp nhận hòa giải với nhau. Do đó, hòa giải chỉ làm kéo dài thời gian, gây tốn kém kinh phí của Nhà nước và các bên. Thêm nữa, những vụ án bị tòa cấp phúc thẩm sửa thường do có sai sót về trình tự thủ tục tiến hành ở giai đoạn sơ thẩm, mà trước đó, ở giai đoạn sơ thẩm các bên đã được Tòa án tạo điều kiện cho các bên hòa giải, nhưng họ không thống nhất về phương án giải quyết vụ án nên tranh chấp mới được đem ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Theo quan điểm của tác giả, khi bản án, quyết định bị hủy bởi Tòa án cấp trên và giao lại cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, tức là ở phiên tòa sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự cần làm những thủ tục gì, chủ thể nào thực hiện thì cần phải tuân theo. Thêm nữa, nguyên nhân thường thấy dẫn tới quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị Tòa án cấp trên hủy là do có sai phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng nên để đảm bảo quyền lợi của các bên và tuân theo quy định của BLTTDS Tòa cấp trên phải hủy quết định. Tuy nhiên, chính các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận và thống nhất với nhau về phương án giải quyết tranh chấp nên Tòa án cấp dưới mới ban hành quyết định trên. Nếu để vì sai sót của Tòa án mà làm mất đi cơ hội được giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, tiết kiệm sẽ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự. So với quan điểm ở trên, mặc dù quan điểm này dường như cứng nhắc áp dụng theo quy định của BLTTDS nhưng xét thấy nếu Tòa án sơ thẩm tiến hành hòa giải lại cho các đương sự sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà Nước và cả đương sự.