Thành phần tham gia và trình tự tiến hành phiên hòa giải

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại tòa án nhân dân (Trang 40 - 46)

1.2.3.1. Thành phần tham gia hòa giải

Thành phần phiên hòa giải có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án. Khi tham gia hòa giải, tùy theo địa vị tố tụng, mỗi chủ thể có vai trò khác nhau đối với hoạt động hòa giải. Các chủ thể có quyền và có trách nhiệm tham gia phiên hòa giải sẽ là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ và mục đích mà hoạt động hòa giải đặt ra BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã quy định cụ thể thành phần và nhiệm vụ của các chủ thể tham gia cũng như quy định về hậu quả khi có sự vắng mặt của họ tại phiên hòa giải. Tuy nhiên, sự liệt kê vẫn còn thiếu sót, chưa đầy đủ dẫn đến thực tế có những trường hợp hoạt động hòa giải không mang lại kết quả tối ưu và chính xác vì thiếu vắng những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên hòa giải như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự50.

Chính vì lẽ đó, BLTTDS năm 2015 đã ghi nhận sự thiếu sót và tồn tại nêu trên của thực tiễn hòa giải tại Tòa án và đã có sự sửa đổi, bổ sung. Cụ thể theo quy định tại Điều 209 BLTTDS năm 2015 thì thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm:

+ Thẩm phán chủ trì phiên họp. Đây chính là “chủ thể thứ ba” có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định cho sự thành công của phiên hòa giải. Thẩm phán là người chủ động hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau các vấn đề còn xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn trong vụ án.

+ Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp. Thư ký Tòa án đóng vai trò là người trợ giúp Thẩm phán và các đương sự để ghi nhận biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải có ý nghĩa quan trọng về vấn đề thủ tục, đây là cơ sở để có quyết định công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự theo quy định của pháp luật.

49 Điều 98 BLTTDS Trung Quốc, tlđd (33).

50 Nguyễn Văn Cường - Ngô Anh Tuấn - Đặng Thanh Hoa (Chủ biên) (2011), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, Nxb. Lao động – Xã hội, tr. 105.

+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự. Đương sự là chủ thể trọng tâm của phiên họp, và phiên họp được tổ chức cũng vì mục đích giúp các đương sự tìm được giải pháp, cách thức giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa họ với nhau. Trong một số trường hợp do pháp luật quy định, đương sự tham gia tố tụng trong đó có hoạt động hòa giải thông qua người đại diện hợp pháp của họ.

+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản.

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có). Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định về quyền tham gia việc hòa giải giữa các đương sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên với quy định như của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và BLTTDS năm 2015 thì có thể hiểu rằng họ chỉ có quyền tham gia việc hòa giải trong trường hợp cần thiết do Thẩm phán phụ trách vụ án quyết định và triệu tập. Đây cũng là một vấn đề cần được hướng dẫn cho thống nhất để tránh sự xung đột không cần thiết về quyền yêu cầu được tham gia phiên hòa giải của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với việc quyết định có hay không sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về phía Tòa án.

+ Người phiên dịch (nếu có). Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Một nguyên tắc đã được xác định là tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự phải là tiếng Việt51. Chính vì vậy, nếu trong vụ án có đương sự không biết tiếng Việt thì sự tham gia của người phiên dịch là bắt buộc.

+ Viện kiểm sát nhân dân. Mặc dù BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và BLTTDS năm 2015 không quy định sự tham gia phiên hòa giải của đại diện Viện kiểm sát trong trường hợp cần thiết nhưng vẫn có thể hiểu rằng Viện kiểm sát là một trong những cơ quan, tổ chức khi cần thiết Thẩm phán có thể triệu tập tham gia phiên hòa giải, cụ thể, đối với những vụ án mà theo quy định của pháp 51 Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

luật tố tụng dân sự Viện kiểm sát phải tham gia tại phiên tòa sơ thẩm52. Sự cần thiết tham gia của đại diện Viện kiểm sát trong các vụ án nói trên sẽ tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng này thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tố tụng trong đó có hoạt động hòa giải một cách có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của đương sự.

+ Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải trong vụ án có nhiều đương sự:

Về nguyên tắc, việc hòa giải phải được tiến hành với sự có mặt của tất cả các đương sự. Tuy nhiên, trong những vụ án có nhiều đương sự, việc triệu tập để có mặt đầy đủ các đương sự không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy, việc xử lý đối với trường hợp có nhiều đương sự vắng mặt là điều cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các đương sự trong vụ án đó.

Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ án mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải để mở lại phiên hòa giải khác khi có mặt tất cả các đương sự. Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự kia và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt không liên quan đến các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt53.

Trong trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến

52 Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thỏa thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải. Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hòa giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.

Ở Liên Bang Nga, chủ thể tiến hành phiên hòa giải được mở rộng hơn khi quy định chủ thể tiến hành hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là Thẩm phán và Hòa giải viên. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2011, Luật liên bang số 193/LLB ngày 27/7/2010 về thủ tục lựa chọn thay thế để giải quyết tranh chấp với sự tham gia của hòa giải viên có hiêu lực. Luật này cho phép các bên có quyền lựa chọn thủ tục hòa giải thông thường (do Thẩm phán thực hiện mà không có sự tham gia của Hòa giải viên) hoặc thủ tục hòa giải có sự tham gia của Hòa giải viên54.

Ở Nhật Bản, chủ thể chịu trách nhiệm giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án thuộc về một Hội đồng hòa giải. Hội đồng này thường bao gồm một Thẩm phán và hai hòa giải viên trở lên55. Các hòa giải viên này thường là những người có chuyên môn trong lĩnh vực mà các bên tranh chấp. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả hòa giải được cao hơn bởi hòa giải tranh chấp trong nhiều lĩnh vực dân sự do Thẩm phán thường không có kiến thức chuyên sâu. Như vậy, việc tham gia của những người có chuyên môn sẽ giúp Thẩm phán rất nhiều trong quá trình hòa giải. Đây là điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và Nhật Bản về hòa giải. Trong pháp luật Việt Nam, chủ thể chủ trì phiên hòa giải chỉ là một Thẩm phán.

54 Tòa án nhân dân tối cao (2014), tlđd (34), tr. 45. 55 Điều 265 BLTTDS Nhật Bản, tlđd (31).

1.2.3.2. Trình tự tiến hành phiên hòa giải

Nhằm thực hiện tốt chức năng, ý nghĩa của hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, pháp luật tố tụng dân sự quy định chi tiết trình tự tiến hành hòa giải để giúp Tòa án cũng như các đương sự thực hiện tốt và hiệu quả hoạt động tố tụng này.

 Thông báo về phiên hòa giải:

Đối với những vụ án bắt buộc phải hòa giải thì trước khi tiến hành phiên hòa giải Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải và nội dung của phiên hòa giải.

Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên56.

 Trình tự phiên hòa giải:

Theo quy định tại Điều 210 BLTTDS năm 2015 thì trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm

tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của BLTTDS 2015.

Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

+ Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

+ Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

+ Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

+ Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

+ Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 3 Điều 211 BLTTDS 2015. Cụ thể: Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp; Địa điểm tiến hành phiên họp; Thành phần tham gia phiên họp; Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.

Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.

Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại tòa án nhân dân (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)