Thứ nhất, những trường hợp không được hòa giải.
(i) Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước: Xuất phát từ hình thức sở hữu toàn dân nên những trường hợp vụ án yêu cầu đòi bồi thường mà tài sản bị thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước giao cho cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp thì chỉ có thể được giải quyết bằng việc Tòa án mở phiên tòa xét xử. Đây là tài sản công và pháp luật không cho phép các bên có thể thỏa thuận để quyết định về số lượng hay nội dung giá trị bồi thường.
Điều này đã được Tòa án nhân dân huyện CT, tỉnh KG áp dụng giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và bị đơn ông Phạm Văn Tám, bà Trương Kim Loan61. Nội dung vụ án như sau: Vào ngày 21 tháng 3 năm 2008, ông Phạm Văn Tám và bà Trương Kim Loan có ký hợp đồng tín dụng số: 600005800041136 với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang vay số tiền là 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng), lãi suất 0,5%/tháng, thời hạn vay là 72 tháng, hạn trả cuối cùng vào ngày 19 tháng 3 năm 2015. Ngân hàng đã nhiều lần đôn đốc ông Tám và bà Loan trả nợ cho ngân hàng nhưng ông Tám và bà Loan không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nay ngân hàng yêu cầu ông Tám và bà Loan phải trả nợ cho ngân hàng số tiền vay gốc là 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng), và tiền lãi tính đến ngày 19 tháng 3 năm 2015 là 2.392.193 đồng, tổng cộng cả gốc và lãi là 14.392.193 đồng và tiền lãi phát sinh kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2015 cho đến khi trả dứt số tiền cho ngân hàng. Sau khi thụ lý vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải để cho các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Do các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án nên Tòa án đã tiến hành lập biên bản hòa giải thành và đến ngày 17 tháng 7 năm 2015 Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn có những ý kiến khác nhau cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tòa án không được phép hòa giải đồng nghĩa với việc Tòa án không được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo như quy định tại khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015. Trong vụ án này Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho vay vốn bằng tài sản của Nhà nước nên nếu bên bị đơn đến hạn thực hiện nghĩa vụ không trả nợ cho ngân hàng là đã vi phạm hợp đồng dẫn đến ngân hàng bị thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng. Do đó vụ án này phải được đưa ra xét xử bằng một bản án
61 Bản án số 87/2015/TLST-DS ngày 04/6/2015 của Tòa án nhân dân huyện CT, tỉnh KG về việc: “Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”.
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngân hàng bảo toàn tài sản của Nhà nước, các bên không được thỏa thuận nhằm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước. Vì vậy, nếu Tòa án hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là không đúng với tinh thần của quy định tại khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Tòa án vẫn cần phải tiến hành hòa giải cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu các bên thỏa thuận bồi thường toàn bộ thiệt hại trong một thời gian nhất định thì Tòa án vẫn có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Mặc dù, phần vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là tài sản của Nhà nước thế nhưng nếu như chúng ta căn cứ vào khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015 mà cấm các bên không được hòa giải là quá cứng nhắc và không phù hợp với thực tế. Nếu các bên tranh chấp đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án thì Tòa án trong trường hợp này tiến hành hòa giải để cho các bên tranh chấp thỏa thuận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là điều hợp lý.
Quan điểm của tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lý do sau: Trong trường hợp này bên vi phạm đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại và ngân hàng cũng đã đồng ý với thỏa thuận thì không nên quá cứng nhắc mà cần tạo điều kiện để các bên hòa giải thỏa thuận với nhau để giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Mặt khác, nguyên tắc cơ bản của BLDS đó là đó “việc dân sự cốt ở đôi bên” nên nếu các bên có thỏa thuận bồi thường toàn bộ thiệt hại trong một thời gian hợp lý thì chúng ta cần ghi nhận sự thỏa thuận này62. Ngoài ra, nếu như có dấu hiệu chứng tỏ các bên lợi dụng sự thỏa thuận này mà gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước thì Tòa án không được tiến hành hòa giải mà sớm đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung nhằm bảo toàn tài sản Nhà nước.
Do đó, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao nên có văn bản hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015 theo hướng: “Trong trường hợp
vụ án yêu cầu đòi bồi thường mà tài sản bị thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước giao cho cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
62 Lý Văn Toán (2017), Những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án dân sự hòa giải không được, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11.
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, nếu các đương sự tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại trong một thời gian nhất định thì Tòa án nên cho tiến hành hòa giải và công nhận thỏa thuận nếu xét thấy thỏa thuận là hợp pháp và không làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước”. Hướng giải quyết này, sẽ rút ngắn được quá
trình giải quyết vụ án dân sự, tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự. Nếu thỏa thuận làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước thì không công nhận thỏa thuận hòa giải mà nên đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.
(ii) Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
BLTTDS năm 2015 tại khoản 2 Điều 206 quy định một trong những vụ án dân sự không được hòa giải là “Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm
điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội”. Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ
án dân sự nếu Tòa án xét thấy vụ án dân sự đó thuộc trường hợp vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải mà ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Trong quá trình giải quyết vụ án cho dù các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận hòa giải được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án thì Tòa án cũng không thể nào ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Điều 123 BLDS 2015 đã có quy định trường hợp điều cấm của luật, đạo đức xã hội. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định trường hợp nào là vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là rất khó xác định và chưa thật sự rõ nét. Điều này dẫn tới trong quá trình áp dụng quy định về vụ án dân sự không được hòa giải do phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội vào thực tiễn đã phát sinh những vướng mắc, bất cập cần phải kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B đã giải quyết việc “Không công nhận vợ chồng” giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị N và anh Hoàng Văn N1 với nội dung vụ án như sau63: Chị N kết hôn với anh Hoàng Văn N1 ngày 9/10/1993, nhưng không đi đăng ký kết hôn, tới tháng 02/1997, vợ chồng chi N anh N1 xảy ra
63 Bản án số 05/2018/HNGĐ-ST ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B về việc: “Không công nhận vợ chồng”.
mâu thuẫn nguyên nhân do vợ chồng không hợp nhau, bất đồng về quan điểm lối sống không thống nhất được với nhau trong việc làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Trong quá trình chung sống vợ chồng không có con chung với nhau nhưng vợ chồng có một con nuôi là cháu Hoàng Thúy M, sinh ngày 20/8/1997, chị N có 02 con riêng là cháu Hoàng Trung Đ, sinh ngày 20/9/2000, cháu Nguyễn Thị Hòa A, sinh ngày 18/02/2008. Nay Chị N làm đơn đề nghị Toà án giải quyết cho chị và anh N1 được ly hôn, không có yêu cầu cấp dưỡng và về tài sản sau khi ly hôn.
Đối với trường hợp trên Tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị N và trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án không tiến hành hòa giải vụ án.
Quan điểm của Tòa án được đưa ra như sau: Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B nhận định “Các đương sự chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1993 nhưng
không đăng ký kết hôn, trong quá trình chung sống chị N anh N1 cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, do vậy vụ án thuộc trường hợp những vụ án dân sự không được hòa giải quy định tại điều 206 Bộ luật tố tụng dân sự”. Như vậy trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện S,
tỉnh B đã theo hướng trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì coi như quan hệ này đã vi phạm điều cấm của pháp luật hôn nhân và gia đình. Do đó, Tòa án không phải tiến hành hòa giải.
Quan điểm khác lại cho rằng: Trong trường hợp trên Tòa án phải tiến hành hòa giải theo quy định pháp luật. Bởi vì, trường hợp này không thuộc trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015, cụ thể là không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm của luật. Người theo quan điểm này lý giải pháp luật về hôn nhân và gia đình không cấm việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xử lý hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đồng thời, khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định rõ: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà
có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Thứ nhất, trường hợp nam, nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, khi một bên yêu cầu ly hôn thì thuộc trường hợp giải quyết theo việc dân sự. Bởi, nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, mặc dù một bên yêu cầu ly hôn, một bên không đồng ý cũng cần phải xác định đây không phải là tranh chấp. Vì vấn đề được coi là có tranh chấp chỉ đặt ra giữa các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau nhưng không thống nhất được việc giải quyết64. Nhưng ở đây theo quy định tại của Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng65.
Thứ hai, do quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 chỉ đặt ra đối với trường hợp khi giải quyết những vụ án dân sự, nếu xét thấy vụ án đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án mới xác định là vụ án không được hòa giải và ban hành quyết định xét xử theo thủ tục chung. Như đã phân tích trường hợp nam, nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn và có yêu cầu ly hôn không được coi là vụ án dân sự nên sẽ không thuộc trường hợp Tòa án không được hòa giải.
Giống với quan điểm của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B như trên, một số Tòa án coi trường hợp nam, nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, khi có yêu cầu không quan hệ công nhận vợ chồng từ một bên và bên không đồng ý thì các Tòa án thường nhầm lẫn, cho rằng đây là tranh chấp về hôn nhân và gia đình, từ đó thụ lý vụ án nên mới đặt ra vấn đề đây có phải là trường hợp vụ án không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 BLTTDS 2015 hay không.
Như vậy, có thể thấy việc hiểu và áp dụng quy định về vi phạm điều cấm của luật để Tòa án không tiến hành hòa giải trên thực tế rất khó xác định dẫn đến việc áp dụng quy định này cho Tòa án rất khó khăn.
Để giải quyết được trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (trừ trường hợp hôn nhân thực tế), không có tranh chấp quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng, chỉ yêu cầu không công 64 Bích Phượng – Ngọc Trâm (2019), Không cần hòa giải đối với vụ án ly hôn trong trường hợp không đăng ký kết hôn, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/khong-can-hoa-giai-doi-voi-vu-an-ly-hon-trong-truong- hop-khong-dang-ky-ket-hon?fbclid=IwAR0T9ykS5k49OZTAgEcH1clU-
uTkzBUO_u7n4gVLWWxDWJ1XJc4do6d8bj0, truy cập ngày 03/6/2021. 65 Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
nhận vợ chồng thì tác giả xin kiến nghị bổ sung vào Điều 29 BLTTDS năm 2015 (Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án) trường hợp: “Yêu cầu tuyên bố không công nhận là vợ chồng, công nhận quan hệ
vợ chồng đối với nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”.
Thứ hai, về những trường hợp không tiến hành hòa giải được.
(i) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
Bản chất trường hợp những vụ án không tiến hành hòa giải được đó là Tòa án được phép tiến hành hòa giải những vụ án này nhưng trong quá trình xét xử sơ thẩm lại xuất hiện những lý do dẫn tới Tòa án không thể nào xét xử những vụ án đó được. Tới các giai đoạn tố tụng tiếp theo nếu những lý do đó được khắc phụ thì Tòa án vẫn có thể hòa giải để các đương sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Trường hợp đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết tranh chấp thì Tòa án cũng có thể