Thẩm quyền tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Trang 33 - 36)

Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, khi xuất hiện những căn cứ luật định thì Tòa án được quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC. Do quá trình giải quyết VAHC theo thủ tục phúc thẩm trải qua những giai đoạn tố tụng nhất định nên việc ra quyết định này cũng thuộc về các chủ thể có thẩm quyền

khác nhau. Cụ thể như sau:

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính từ khi Tòa án cấp phúc thẩm ra thông báo thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thẩm đến trước khi mở phiên Tòa xét xử phúc thẩm VAHC. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm trong giai đoạn này là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Cụ thể là “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm51”. Sở dĩ giai đoạn này thẩm quyền ra quyết định thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là bởi giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu để Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét chứng cứ, tài liệu cũng như các quy định của pháp luật, định hướng cho việc xét xử phúc thẩm vụ án. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án nếu xuất hiện các căn cứ Luật định Thẩm phán sẽ ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm mà không cần phải thông qua Hội đồng xét xử, điều này giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cho cả đương sự và Tòa án.

Tại phiên Tòa xét xử phúc thẩm

Tại phiên Tòa xét xử phúc thẩm VAHC thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc về Hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử phúc thẩm VAHC bao gồm có ba Thẩm phán trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Điều này có phần khác biệt với ở phiên Tòa sơ thẩm, thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc về Hội đồng xét xử nhưng Hội đồng xét xử bao gồm một Thẩm phán, hai Hội thẩm hoặc trong trường hợp đặc biệt có hai Thẩm phán, ba Hội thẩm nhân dân. Có sự khác nhau này bởi Tòa án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị nên đòi hỏi Hội đồng xét xử phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nắm vững các quy định của pháp luật, vừa có kiến thức, kinh nghiệm để đánh giá các tài liệu, chứng cứ, xem xét các tình tiết của vụ án, mà Thẩm phán là những người có kiến thức pháp lý vững chắc “vừa hồng vừa chuyên”. Còn Hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân nhằm đảm bảo tiếng nói nhân dân trong việc xét xử VAHC đồng thời đảm bảo cho bản án vừa hợp tình, hợp lý.

Tại phiên Tòa phúc thẩm VAHC, thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc về Hội đồng xét xử chứ không còn thuộc về Thẩm phán được

phân công giải quyết vụ án. Sự khác nhau này bắt nguồn từ nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp 2013 “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Trong Luật TTHC 2015, nguyên tắc này một lần nữa được ghi nhận tại Điều 15 “Tòa án xét xử tập thể VAHC và quyết định theo đa số”. Để ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm Tòa án phải tiến hành xem xét tài liệu, chứng cứ, tình tiết vụ án, xác định tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng đã thực hiện trước đó, nghe lời trình bày của các đương sự, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên Tòa. Quyết định này có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của các đương sự, tác động đến tiến trình giải quyết vụ án do đó cần có sự tập hợp trí tuệ của một tập thể người nên phải thành lập Hội đồng xét xử, tránh việc ra quyết định dựa trên ý chí của một cá nhân sẽ chủ quan, phiến diện.

Như vậy, thẩm quyền tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm có sự khác nhau trong các giai đoạn, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án còn tại phiên Tòa thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm. Vậy một câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn kể từ sau khi Thẩm phán đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm đến ngày mở phiên Tòa xét xử phúc thẩm nếu xuất hiện một trong các căn cứ Luật định thì ai sẽ là chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC? Về vấn đề này hiện nay có hai luồng quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Do quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm52 có nội dung về họ, tên Thẩm phán, Thư kí phiên Tòa, Kiểm sát viên…đồng thời trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể nên kể từ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, mọi vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án thuộc về Hội đồng xét xử. Nên khi xuất hiện các căn cứ tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC, thẩm quyền ban hành quyết định sẽ thuộc về Hội đồng xét xử. Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Quá trình giải quyết VAHC Tòa án phải thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Điều 19 Luật TTHC 2015 nên trong thời gian chưa mở phiên Tòa xét xử thì thẩm quyền ban hành quyết định này thuộc về Thẩm phán Tòa án. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai bởi lẽ: Thứ nhất, khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra quyết định tạm đình chỉ thì sẽ đảm bảo được nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bởi lúc này phiên Tòa chưa diễn ra và việc triệu tập Hội đồng xét xử sẽ mất thêm thời gian, công sức, vì vậy Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ban hành quyết định tạm đình chỉ sẽ nhanh chóng, kịp thời từ đó sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của đương

52 Mẫu số 36-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

sự trong vụ án. Thứ hai, vì lúc này phiên Tòa chưa diễn ra mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án lại là người nghiên cứu hồ sơ, các chứng cứ, tình tiết của vụ án trong một thời gian tương đối dài vì vậy chủ thể này dễ dàng hơn trong việc nhận định diễn tiến vụ án để đưa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC được chính xác, đúng đắn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo nguyên tắc không thể cùng tồn tại hai quyết định của Tòa án, do đó trước khi Thẩm phán Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC thì phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)