Hậu quả của tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Trang 37 - 40)

Hiện nay, hậu quả pháp lý của tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC được quy định tập trung tại điều 228 và có viện dẫn đến Điều 141, 142 Luật TTHC, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC sẽ làm tạm dừng hoạt động tố tụng xét xử phúc thẩm VAHC trong một khoảng thời gian. Quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC trải qua nhiều giai đoạn từ thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử tại phiên tòa và cuối cùng sẽ ra bản án hoặc quyết định phúc thẩm. Quá trình này có thể bị tạm dừng khi xuất hiện cơ sở pháp lý nhất định. Điều này khác với đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC sẽ làm chấm dứt hẳn việc giải quyết phúc thẩm. Thời gian tạm đình chỉ vụ án hoàn toàn phụ thuộc vào sự tồn tại của lý do dẫn đến việc tạm đình chỉ. Đây là quy định hết sức cần thiết giúp Tòa án có thêm thời gian thu thập, bổ sung thêm các chứng cứ, tài liệu, khắc phục các căn cứ tạm đình chỉ để nhanh chóng tiếp tục giải quyết vụ án, bảo đảm cho kết quả xét xử được chính xác, khách quan, bảo

đảm triệt để các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự.

Thứ hai, Tòa án sẽ tiếp tục xét xử phúc thẩm VAHC khi lý do tạm đình chỉ không còn. Nếu vụ án bị tạm đình xét xử thì cũng đồng nghĩa rằng, vụ án chưa được giải quyết, do đó đương nhiên, Tòa án không được xóa tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi. Vậy khi nào Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ? Pháp luật hiện hành không quy định thời gian tạm đình chỉ là bao lâu bởi các lý do tạm đình chỉ tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của đương sự hay Tòa án. Do đó, Tòa án sẽ tiếp tục xét xử phúc thẩm khi lý do tạm đình chỉ không còn. Đồng thời Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC. Đây là một điểm bổ sung mới so với Pháp lệnh TTGQVAHC và Luật TTHC 2010. Việc bổ sung quy định này là hợp lý bởi xuất phát từ nguyên tắc không thể tồn tại hai quyết định của Tòa án. Do đó khi ban hành quyết định tiếp tục xét xử phúc thẩm VAHC, Tòa án đồng thời ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Thứ ba, tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục xét xử phúc thẩm VAHC. Như đã phân tích tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm chỉ là tạm dừng tiến trình tố tụng phúc thẩm trong một khoảng thời gian nhất định, nó không được xem là cách thức để giải quyết vụ án và do vụ án chưa được giải quyết xong nên quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự chưa được giải quyết hoàn tất. Vì vậy, khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm mà đương sự đã nộp không được trả lại cho đương sự hay sung vào công quỹ Nhà nước53 như trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC mà sẽ được xử lý khi Tòa án tiếp tục xét xử phúc thẩm VAHC. Đây là quy định hợp lý bởi nếu trả lại cho đương sự hay sung vào công quỹ Nhà nước cũng chứng tỏ quá trình giải quyết vụ án đã chấm dứt mà tạm đình chỉ thì chỉ tạm dừng tiến trình tố tụng, quyền, nghĩa vụ của đương sự sẽ được xác định sau khi có bản án, quyết định phúc thẩm.

Thứ tư, trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Trách nhiệm này của Thẩm phán được thể hiện qua việc theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất

53 Khoản 2, 3 Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết. Đây là quy định rất mới và có phần tiến bộ của Luật TTHC năm 2015 so với Pháp lệnh TTGQVAHC và Luật TTHC 2010 trước đây. Quy định mới này góp phần nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Tòa án sau khi tạm đình chỉ, để Tòa án thực sự xem xét kỹ lưỡng, cẩn trọng các tình tiết của vụ án trước khi ban hành quyết định tạm đình chỉ, tránh việc xem xét qua loa, vội vàng khi ban hành quyết định nhằm tạm thời đối phó tình thế.

Thứ năm, quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay. Nếu hiểu theo tinh thần của khoản 1 Điều 228 dẫn chiếu đến Điều 141 thì quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC không có hiệu lực thi hành ngay và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, bản chất của quyết định này được ban hành trong giai đoạn phúc thẩm, do nó không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ có thể là đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc dẫn chiếu toàn bộ Điều 141 như vậy là chưa chuẩn xác, làm sai lệch bản chất và hậu quả pháp lý của quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC54. Thiết nghĩ việc dẫn chiếu như vậy là không hợp lý vì quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm không thể là đối tượng kháng cáo, kháng nghị và vì tính chất quan trọng, cấp bách của nó nên bản thân quyết định này có hiệu lực thi hành ngay. Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm phải được gửi ngay cho đương sự và VKS cùng cấp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu trong giai đoạn xét xử phúc thẩm VAHC mà Tòa án phát hiện các căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết VAHC đã xảy ra ở giai đoạn sơ thẩm nhưng Tòa cấp sơ thẩm lại không ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết VAHC thì Tòa án cấp phúc thẩm cần phải xem đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHC55, gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong trường hợp này Tòa án cấp phúc thẩm không ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm mà sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại. Quy định này hoàn toàn hợp lý để Tòa án cấp sơ thẩm xem xét vụ việc thận trọng, kỹ lưỡng, tránh việc xem xét qua loa, đối phó dẫn đến kết quả giải quyết vụ án thiếu chính xác, khách quan. Còn nếu Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện căn cứ tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm xuất hiện trong giai đoạn phúc thẩm thì sẽ ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC mà không ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

54 Lê Thị Mơ (2020), “Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (15), tr.18. 55 Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.298.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)