Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Trang 66 - 109)

Xuất phát từ thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ. Tác giả đề xuất những giải pháp sau đây để thực trạng thực hiện quy định pháp luật trên thực tế được hoàn thiện, đạt hiệu quả cao nhất:

Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật Luật TTHC. Có thể thấy, Luật TTHC năm 2015 vừa mới ban hành và có hiệu lực, chế định về tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm còn chưa hoàn thiện. Do đó Chính Phủ, Hội đồng Thẩm phán – TANDTC cần nhanh chóng ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn, giải đáp về nghiệp vụ xét xử và áp dụng luật nhằm thống nhất, đồng bộ, đảm bảo việc xét xử VAHC cũng như tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC được đúng đắn, có hiệu quả trên phạm vi cả nước. Điều này là yêu cầu cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc, ổn định để Tòa án giải quyết VAHC được chính xác, khách quan.

Thứ hai, kiện toàn mô hình thiết chế thực hiện xét xử VAHC với mục đích xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý để Tòa án độc lập trong việc xét xử, không chịu sự can thiệp, chi phối của bất kỳ cơ quan quyền lực nào. Hiến pháp quy định Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp và để việc thực hiện quyền tư pháp được minh bạch Hiến pháp cũng quy định khi xét xử Thẩm phán phải độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sự can thiệp của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Tuy nhiên, trên thực tế đặc quyền này của Tòa án dường như vẫn chưa trọn vẹn, ở đâu đó vẫn còn có sự can thiệp của các “thế lực ngầm” ảnh hưởng đến công tác xét xử của Tòa án. Yêu cầu hiện nay là xây dựng cơ

79 Lê Thị Mơ (2021), “Bất cập trong quy định của Luật Tố tụng hành chính về quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân.

chế chính trị - pháp lý thật đầy đủ để đảm bảo tính độc lập của Tòa án, giảm thiểu tối đa sự can thiệp, áp lực từ bên ngoài vào hoạt động xét xử VAHC của Tòa án: Một là, cần sớm đổi mới hệ thống TAND theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cụ thể là hệ thống TAND được tổ chức theo hướng tinh gọn, tổ chức theo thẩm quyền xét xử, theo khu vực và không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Việc thành lập tòa hành chính phải căn cứ vào thực tiễn xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực80. Theo đó xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống gồm: TAND sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa án cấp cao được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc xây dựng thiết chế mô hình xét xử này sẽ nâng cao tính độc lập của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ của Thẩm phán trong quá trình xét xử đồng thời hạn chế được sự can thiệp của cấp ủy, chính quyền địa phương tới hoạt động xét xử của Tòa án. Do đó, cần gấp rút, nhanh chóng kiện toàn mô hình thiết chế xét xử VAHC theo thẩm quyền xét xử nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, nâng cao hiệu quả xét xử. Hai là, Tòa án cấp trên chỉ hướng dẫn Tòa án cấp dưới về cách hiểu, cách thức áp dụng thống nhất pháp luật chứ không được quyết định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể, tránh tình trạng “duyệt án”. Mặc dù, Tòa án cấp trên quản lý Tòa án cấp dưới về tổ chức, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần có sự tách bạch rõ ràng rằng đây là mối quan hệ tố tụng, chứ không phải mối quan hệ quản lý hành chính. Đồng thời, các thành viên Hội đồng xét xử cũng cần có thái độ tự giác trong nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ và đưa ra kết luận về vụ việc mà không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử.

Thứ ba, cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý cho Thẩm phán xét xử VAHC để giảm bớt áp lực, gánh nặng quá lớn từ công việc; giúp họ yên tâm công tác, từ đó nâng cao hiệu quả của việc xét xử VAHC. Trong định hướng của chính sách phát triển nhân lực tư pháp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, Thẩm phán được coi là “trọng tâm” của chiến lược cải cách tư pháp, là lực lượng nòng cốt vận hành bộ máy Tòa án thực hiện chức năng tư pháp. Do đó, cần xây dựng chế độ, chính sách phù hợp với vai trò, vị trí của nhân lực tư pháp. Trước hết, cần có chế độ tiền lương

và chế độ đãi ngộ thỏa đáng tương thích với địa vị, cống hiến của Thẩm phán để họ yên tâm làm việc, không phải lo đến đời sống vật chất hàng ngày của họ81. Với vấn đề này, Nghị quyết số 49-NQ-TW đã chỉ rõ “Có cơ chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp”. Tuy nhiên, nội dung của chiến lược này trên thực tế chưa được triển khai thực hiện đầy đủ, mạnh mẽ, do đó chưa phát huy được năng lực, khả năng, sự cống hiến của các Thẩm phán. Như đã phân tích, tiền lương của Thẩm phán không có nhiều khác biệt so với các công chức khác trong bộ máy Nhà nước, không tương xứng với nhiệm vụ, áp lực công việc phải đảm nhận, chưa thể hiện được tính đặc thù công việc. Đây cũng là một trong những lý do làm Thẩm phán không độc lập khi thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó, một số quốc gia trên thế giới như Phần Lan, mức lương khởi điểm của Thẩm phán Tòa án cấp quận ở quốc gia này gấp 1,53 lần so với mức lương trung bình của công chức. Do đó, cần cải cách chế độ tiền lương, trên cơ sở xem xét đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán, giúp họ cảm nhận được vị trí xã hội, yên tâm làm việc và duy trì được sự độc lập khi thực hiện nhiệm vụ82. Đặc biệt là các Thẩm phán đến nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo cần có những chế độ, chính sách ưu đãi với nguồn lực lớn hơn để động viên, khích lệ họ. Hai là, đảm bảo nhiệm kỳ vững chắc, lâu dài cho Thẩm phán. Theo Điều 74 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định “Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, nếu Thẩm phán chỉ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ ngắn thì họ sẽ không thể yên tâm công việc, phụng sự công lý cũng như cương quyết trong khi thực thi nhiệm vụ. Do đó, đã đến lúc phải mạnh dạn kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán lên 10 năm và có thể tiến đến nhiệm kỳ suốt đời; tuy nhiên, trong mỗi nhiệm kỳ cần phải tổ chức kiểm tra, sát hạch xem Thẩm phán có vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm phạm luật, yếu kém trình độ chuyên môn không, nếu có thì cần phải sa thải83. Sự bảo đảm về nhiệm kỳ này sẽ giúp Thẩm phán tích lũy được nhiều kinh nghiệm xét xử, yên tâm công tác cũng như nâng cao vị thế, tầm quan trọng, góp phần đảm bảo độc lập trong tư pháp.

Thứ tư, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử cho đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án các cấp; nâng cao phẩm chất

81 Võ Khánh Vinh, Võ Khánh Linh, (2020), “Quan điểm tổng thể về chính sách phát triển nhân lực tư pháp quốc gia ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân (21), tr.31.

82 Nguyễn Minh Sử, Lại Sơn Tùng (2020), “Kinh nghiệm quản lý Thẩm phán tại Phần Lan và một số giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân (15), tr.31.

83 Trần Linh Huân (2014), Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.68.

chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán. Tài và đức là hai tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Hai yếu tố này có quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nghề xét xử luôn đòi hỏi ở mức độ cao cả tài và đức, đòi hỏi những người “cầm cân nảy mực” phải “vừa hồng vừa chuyên”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, phần lớn đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, cán bộ ngành Tòa án còn thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử. Để khắc phục tình trạng này cần phải: Một là, cần có quy định đặc thù trong việc lựa chọn, bổ nhiệm Thẩm phán hành chính. Bởi lẽ, Thẩm phán hành chính là người “xử quan”, do đó, cần được tuyển chọn từ những người có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là lựa chọn từ những người giỏi về luật pháp và giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước84. Hơn nữa, việc bổ sung đội ngũ Thẩm phán theo cơ chế “khép kín” như hiện nay bộc lộ một số hạn chế nhất định đồng thời bỏ qua những ứng viên tự do có trình độ pháp lý cao và năng lực hoạt động thực tiễn như luật gia, chuyên gia pháp lý, giảng viên giảng dạy có thâm niên...Do đó, nên mở rộng thi tuyển Thẩm phán từ nhiều nguồn khác nhau khi họ thỏa mãn về tiêu chuẩn dự thi. Có như vậy, mới lựa chọn được đội ngũ Thẩm phán có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn trong xét xử VAHC. Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán. Nội dung chương trình đào tạo hiện tại chưa bảo đảm tính toàn diện ở mức cần thiết. Hiện nay, nội dung chủ yếu vẫn là đào tạo kỹ năng cơ bản mà các Thẩm phán Việt Nam đang thực hiện nhiều năm nay khi tiến hành tố tụng, giải quyết các vụ việc. Trong khi, các kỹ năng này còn mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được tính chất hiện đại và tiên tiến85. Theo đó, cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng tổng thể gồm nhiều môn học như kỹ năng xét xử các loại án cũng như kỹ năng điều hành phiên Tòa, làm việc độc lập, quản lý hồ sơ, ứng dụng công nghệ thông tin trong xét xử, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế...tiến tới hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo các chủ đề, chuyên đề riêng biệt. Trong đó quán triệt phương châm lý luận phải gắn thực tiễn, học đi đôi với hành đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Nội dung chương trình phải căn cứ vào yêu cầu thực tế, tiêu chuẩn của chức danh Thẩm phán. Trên cơ sở đó, đơn vị đào tạo sẽ phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng khóa học, biên soạn tài liệu cũng như lựa chọn những giảng viên có kinh nghiệm để

84 Nguyễn Tuấn Khanh, (2020), “Cải cách thủ tục Tố tụng hành chính trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, (6), tr.42.

85 Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Một số kiến nghị phát triển chương trình đào tạo Thẩm phán tại Việt Nam trong thời gian tới” (01), Tạp chí Nghề luật, tr.63.

trực tiếp giảng dạy. Đối với các khóa học đào tạo nguồn Thẩm phán cần lồng ghép các kinh nghiệm thực tế thông qua các phiên Tòa rút rút kinh nghiệm, đi thực tế ở các Tòa án, tránh đào tạo lan man, ráo rỗng, mang tính hình thức. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 các giảng viên có thể ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin để giảng dạy dưới hình thức trực tuyến đối với các Thẩm phán ở các địa phương khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Ngoài ra, đội ngũ các quan chức bộ máy hành chính, tư pháp cần được tập huấn định kỳ - có sát hạch, cấp chứng chỉ về việc đã nắm chắc nội dung và khả năng áp dụng, kiểm soát được việc thực thi những văn bản pháp luật liên quan đến chức phận của mình. Và hơn thế nữa, làm sao hình thành chế độ sát hạch đối với mỗi nhân viên tư pháp hay hành chính để bảo đảm: công chức làm việc gì phải hiểu rành rẽ, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến công vụ họ đang làm86. Bốn là, nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh cho đội ngũ Thẩm phán. Xét xử án hành chính là lĩnh vực khá phức tạp và nhạy cảm, do đó nhiều vụ án Thẩm phán còn nể nang, e dè, ưu ái thậm chí sợ sệt đối với người bị kiện vì họ mang quyền lực Nhà nước87. Do đó, cần tăng cường rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, tính trung thực, trong giải quyết án hành chính. Thẩm phán Tòa hành chính cần phải có khả năng độc lập, lòng dũng cảm, thái độ công bằng, vô tư, không thiên vị và có niềm tin nội tâm sâu sắc, vững vàng. Tính trung thực thể hiện ở sự tôn trọng sự thật khách quan, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó, không chủ quan, phiến diện. Đồng thời phải có tinh thần trách nhiệm cao bằng sự tận tâm, tận lực trong việc xét xử vụ án và ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC.

Thứ năm, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong xét xử VAHC nói chung, tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC nói riêng. Như đã phân tích, hiện nay có nhiều VAHC còn bị tạm đình chỉ theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm. Điều này một phần xuất phát từ việc Thẩm phán không hiểu rõ các căn cứ của pháp luật dẫn đến tạm đình chỉ sai hoặc Thẩm phán không đôn đốc các Tòa nhận được quyết định ủy thác thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu88; không theo dõi giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn trong khi đó công tác giám sát, kiểm tra việc xét xử, ra quyết định của VKS, TAND cấp trên còn hạn chế. Một là, tăng cường công tác giám sát của VKS nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa

86 Phan Văn Tân (2019), “Mục tiêu cải cách là đẩy mạnh đưa pháp luật vào cuộc sống”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, (1,2), tr.24-25

87 Trần Quốc Hùng (2018), Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.150.

88 Báo cáo tổng hợp những hạn chế, thiếu sót trong công tác chuyên môn nghiệp cụ năm 2018 của các Tòa án thông qua công tác kiểm tra: số 15/BC-TA, của Tòa án nhân dân tối cao, tr.19.

án. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ chủ động theo sát quá trình giải quyết vụ án, lập phiếu kiểm sát quyết định tạm đình chỉ, trong

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Trang 66 - 109)