có trình độ lập pháp phát triển nên việc tìm hiểu quy định của pháp luật tố tụng hình sự của những nước này về rút quyết định truy tố tại phiên tòa sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích trong việc học hỏi những kinh nghiệm lập pháp của họ để hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
1.5.1. Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự nước Anh Anh
Trong hoạt động tố tụng hình sự của nước Anh, nhằm mục tiêu tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án, TTHS Anh sử dụng phương pháp đối tụng giữa các bên, xác định tội phạm trên cơ sở tranh tụng tại phiên tòa. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên và Thẩm phán giữa vai trò trung lập. Đại diện cơ quan công tố trong TTHS Anh là một bên trong tranh tụng, hoàn toàn ngang bằng với vai trò của Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo. Bên buộc tội và bên gỡ tội chịu trách nhiệm cho việc thu thập chứng cứ, trình bày chứng cứ và lập luận của mình tại phiên tòa. Khác với các quốc gia theo mô hình thẩm vấn thuần túy, đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa có vai trò trình bày việc luận tội và thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ cáo trạng, trong khi đó Công tố viên trong TTHS Anh thực hành quyền công tố của mình theo cách thức khách quan, không thiên vị và không được bỏ qua các chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo. Nếu Công tố viên phát hiện những chứng cứ, tài liệu có lợi cho bị can, bị cáo thì Công tố viên sẽ thông báo cho Luật sư bào chữa của bị can, bị cáo về vấn đề này. Trong TTHS Anh, Công tố viên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung truy tố với bất kỳ căn cứ nào, tại bất kỳ thời điểm nào kể từ khi quyết định truy tố cho đến trước khi tuyên án dẫn đến hậu quả là Tòa án ra quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ vụ án. Do mô hình tranh tụng của TTHS Anh, nếu không còn lời buộc tội của bên buộc tội là Viện công tố thì mối quan hệ “bình đẳng về quyền năng” của Công tố
24
viên và Luật sư bào chữa không còn, chức năng xét xử của Tòa án cũng không còn, do đó, không thể tiếp tục tiến hành xét xử đối với người đó14.