Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự Liên

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 32)

Bang Nga

Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 22 tháng 12 năm 2001 và được Hội đồng Liên Bang Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 12 năm 2001 gồm 5 phần và chia thành 18 chương. Phần thứ nhất – Những quy định chung; Phần thứ hai – Thủ tục tố tụng trước khi xét xử; Phần thứ ba – Thủ tục xét xử; Phần thứ tư – Thủ tục đặc biệt; Phần thứ năm – Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2001 của Liên Bang Nga ngày nay thừa nhận tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của hoạt động TTHS do các chủ thể tham gia tố tụng khác nhau thực hiện một cách tách bạch các chức năng cơ bản của TTHS và Tòa án được xem là cơ quan có nhiệm vụ xét xử. Khác với các quốc gia khác, chủ thể lập bản cáo trạng trong TTHS Nga là Điều tra viên. Sau khi hoàn thành việc điều tra, Điều tra viên phải dự thảo bản cáo trạng và chuyển bản cáo trạng cùng với toàn bộ hồ sơ vụ án cho KSV xem xét. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được cáo trạng và hồ sơ vụ án, KSV phải quyết định: phê chẩn cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án sang cho Tòa án; đình chỉ vụ án; quyết định truy tố bị can; trả hồ sơ vụ án cho Điều tra viên để tiến hành điều tra bổ sung hoặc dự thảo lại bản cáo trạng; Chuyển bản cáo trạng đến một KSV cấp trên nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên. Bộ luật này đã có những tiếp thu tích cực về ý tưởng của mô hình TTHS Anh – Mỹ về quyền của Công tố viên khi rút toàn bộ nội dung truy tố tại phiên tòa. Theo đó, pháp luật cho phép cả Công tố viên và Tòa án dựa trên kết quả xét hỏi tại phiên tòa được quyền thay đổi nội dung truy tố với hai điều kiện là không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo và không được vi phạm quyền bào chữa của bị cáo. Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự của Nga cho phép Công tố viên rút một phần hoặc rút toàn bộ quyết định truy tố sau khi tiến hành xét hỏi. Về hậu quả, trong TTHS Liên Bang Nga,

14 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Mô hình tố tụng hình sự của Anh và xứ Wales”, [https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/151] (truy cập ngày 15/4/2021).

25

tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án có nhiều thẩm quyền thuộc chức năng buộc tội như: nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập đã đầy đủ để đưa vụ án ra xét xử hay chưa, VKS có để lọt tội hay không, tội danh truy tố có phù hợp không, ... Khi xét xử, Tòa án có quyền khởi tố vụ án khi cho rằng VKS để lọt tội phạm, có quyền tiếp tục xét xử theo thủ tục chung khi VKS đã rút toàn bộ quyết định truy tố. Theo đó, Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử vụ án khi xét thấy việc Công tố viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa không có cơ sở và có khả năng để lọt tội phạm15.

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 32)