Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 37)

hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua tại kỳ họp thứ hai, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ năm ngày 01 tháng 7 năm 1979, được sửa đổi ngày 17 tháng 3 năm 1996 và có hiệu lực thi hành cho đến thời điểm hiện tại. Mô hình TTHS Trung Quốc về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn có kết hợp với một số yếu tố của tố tụng tranh tụng. Trong TTHS Trung Quốc, ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử chưa được phân định rõ ràng vì trong thực tế cả ba cơ quan là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cùng thực hiện một hoạt động đó là điều tra, thẩm vấn. Khi xác định có hành vi phạm tội và tội phạm, VKS là cơ quan ban hành bản cáo trạng và làm văn bản đề nghị truy tố gửi đến Tòa án có thẩm quyền xét xử. Tại phiên tòa, KSV đọc bản cáo trạng, công bố chứng cứ, tham gia trình bày ý kiến, thẩm vấn bị cáo và xét hỏi người làm chứng, người giám định nếu được HĐXX đồng ý. Tuy nhiên nếu trong quá trình xét xử, nếu thấy không đủ cơ sở để kết tội đối với bị cáo thì KSV có quyền yêu cầu HĐXX tạm đình chỉ để điều tra bổ sung nhưng KSV không có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa. Kết quả là Tòa án có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ để điều tra bổ

16 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản”, [https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa- hoc/chi-tiet/79/146] (truy cập ngày 15/4/4021).

27

sung theo yêu cầu của KSV hoặc ra bản án tuyên bị cáo có tội hoặc tuyên vô tội nếu xét thấy chứng cứ không đầy đủ và việc truy tố không có cơ sở17.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, pháp luật tố tụng hình sự của Anh, Liên Bang Nga, Nhật Bản đều ghi nhận thẩm quyền rút quyết định truy tố tại phiên tòa của cơ quan công tố, riêng Trung Quốc thì KSV không có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa mà chỉ có quyền yêu cầu HĐXX tạm đình chỉ xét xử để điều tra bổ sung. Về chủ thể, pháp luật tố tụng hình sự các nước đều ghi nhận Công tố viên (hay Kiểm sát viên) là chủ thể thực hiện hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Về thời điểm, pháp luật các nước đều ghi nhận tại phiên tòa, sau quá trình xét hỏi hoặc kết thúc việc kiểm tra chứng cứ, Công tố viên (hay Kiểm sát viên) có quyền rút quyết định truy tố để phù hợp với diễn biến của vụ án tại phiên tòa, đối với Anh, Công tố viên có quyền rút quyết định truy tố ở bất kỳ thời điểm nào trước khi HĐXX tuyên án. Về phạm vi, pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên đều quy định Công tố viên (hay Kiểm sát viên) có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố. Về căn cứ rút quyết định truy tố tại phiên tòa, pháp luật tố tụng hình sự các nước trên đều không có điều luật quy định cụ thể cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa, chỉ quy định khi thấy quyết định truy tố ban đầu không còn đúng thì Công tố viên (hay Kiểm sát viên) rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố nhằm phù hợp với diễn biến mới của vụ án tại phiên tòa cũng như nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Về hình thức, có thể thấy, trong hệ thống pháp luật hình sự của các nước nghiên cứu thì chỉ có pháp luật tố tụng hình sự của Nhật Bản quy định rõ hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa phải được thực hiện bằng văn bản, cụ thể là quyết định rút quyết định truy tố, còn pháp luật tố tụng hình sự của Anh, Nga lại không có quy định về hình thức rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Về hậu quả, có sự khác nhau khi quy định về vấn đề này trong pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên, nếu như pháp luật tố tụng hình sự Anh quy định Công tố viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa thì dẫn đến hậu quả HĐXX sẽ đình

17 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Mô hình tố tụng hình sự Trung Quốc”, [https://tks.edu.vn/thong-tin- khoa-hoc/chi-tiet/79/142] (truy cập ngày 16/4/2021).

28

chỉ một phần hay toàn bộ vụ án, còn đối với pháp luật tố tụng hình sự của Nga và Nhật Bản lại quy định tương tự như pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam, cụ thể khi Công tố viên (hay Kiểm sát viên) rút quyết định truy tố tại phiên tòa thì HĐXX có quyền đồng ý hay không đồng ý việc rút quyết định truy tố đó và có quyền tiếp tục xét xử vụ án nếu như thấy rằng việc rút quyết định truy tố là không có căn cứ và có nguy cơ bỏ lọt tội phạm.

Nhìn chung, pháp luật tố tụng hình sự các nước trên có một số điểm chung tương quan với pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Bên cạnh đó, xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình tội phạm cũng như lịch sử lập pháp khác nhau mà cũng có những điểm khác nhau khi quy định về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa, có thể kể đến như quy định về: quyền rút quyết định truy tố tại phiên tòa, hình thức rút quyết định truy tố tại phiên tòa, hậu quả của rút quyết định truy tố tại phiên tòa, … Vì vậy, điều này có thể làm tư liệu tham khảo quý báo để các nhà làm luật nước ta tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa nói riêng và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong Chương I, tác giả đã trình bày và làm rõ những vấn đề cơ bản của nhận thức chung về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Từ đó, xây dựng cơ sở để xác định những vấn đề cơ bản của nhận thức chung về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Xuất phát từ việc làm rõ các thành tố cơ bản của nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án giải quyết vụ án hình sự, Chương I đã làm rõ các vấn đề lý luận của hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa như khái niệm, đặc điểm, cơ sở cũng như lược sử của quy định về rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Đặc biệt, Chương I cũng đã trình bày và đúc kết những đặc điểm nổi bật về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa trong hoạt động tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới, có giá trị đối chiếu, tham khảo nhằm tăng cường sự đúng đắn, hợp lý và toàn

29

diện cho việc xác định yêu cầu cải cách tư pháp đối với hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa nói riêng và hoạt động giải quyết vụ án hình sự nói chung.

Việc làm rõ các cơ sở nhận thức về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự đã góp phần củng cố quan điểm thể hiện trong đề tài là trong nhận thức chung về hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa còn nhiều cách hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau và rõ ràng không có sự thống nhất trong việc áp dụng và thực thi quy định của pháp luật về vấn đề này, việc này tất nhiên sẽ dẫn đến hệ quả làm giảm hiệu quả của hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa cũng như hiệu quả của hoạt động giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Việc làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa sẽ tạo ra tính định hướng rõ ràng và nhất quán trong kết quả nghiên cứu của Chương II.

30

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ TẠI PHIÊN TÒA

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 37)