Về hình thức rút quyết định truy tố tại phiên tòa, pháp luật chỉ quy định sau khi kết thúc phần xét hỏi, KSV có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố24.
37
Có thể thấy, pháp luật chưa quy định cụ thể về hình thức rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Sau quá trình xét hỏi, KSV có thể rút quyết định truy tố bằng việc tuyên bố công khai trực tiếp bằng lời nói với HĐXX về việc rút quyết định truy tố.
Rút quyết định truy tố tại phiên tòa được xem là hành vi tố tụng hay quyết định tố tụng? Nếu rút quyết định truy tố được xem là hành vi tố tụng thì không cần được thực hiện bằng văn bản, nếu được xem là quyết định tố tụng thì phải được thể hiện dưới dạng một văn bản nhất định. Quyết định truy tố của VKS là một quyết định tố tụng quan trọng được thể hiện bằng bản cáo trạng, văn bản pháp lý chính thức của VKS. Bản chất pháp lý của việc rút quyết định truy tố cũng không kém phần quan trọng hơn so với quyết định truy tố. Nếu như quyết định truy tố là lời luận tội cũng như yêu cầu xét xử của VKS đối với hành vi phạm tội và tội phạm trước Tòa án có thẩm quyền xét xử thì rút quyết định truy tố có ý nghĩa là việc rút lại việc luận tội và yêu cầu xét xử trước đó của VKS. Do đó, việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa phải được thực hiện bằng những hình thức nhất định.
Về việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa của KSV có bắt buộc phải ghi vào biên bản phiên tòa hay không pháp luật tố tụng hình sự cũng không có quy định cụ thể. Tại Điều 258 BLTTHS năm 2015, biên bản phiên tòa được quy định như sau:
“1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
…”
Biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một trong những văn bản pháp lý quan trọng thể hiện toàn bộ diễn biến phiên tòa có được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định hay không và là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng theo quy định tại Điều 87 BLTTHS năm 2015. Mặc dù pháp luật không quy
38
định cụ thể rằng việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa của KSV phải được ghi vào biên bản phiên tòa nhưng theo quy định trên thì việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa của KSV phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Bởi lẽ, hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa của KSV được xem là một diễn biến có tính chất quan trọng trong quá trình xét xử vụ án.
Trong trường hợp việc rút quyết định truy tố của KSV tại phiên tòa là không đúng thì chứng cứ duy nhất chứng minh cho việc rút quyết định truy tố không đúng đó là biên bản phiên tòa. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, biên bản phiên tòa chỉ có chữ ký của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án. Sau khi Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa thì KSV, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người này có quyền được xem biên bản phiên tòa và có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa. Nhưng trên thực tế, quyền này của những chủ thể trên không được Chủ tọa phiên tòa đảm bảo vì pháp luật không có quy định cụ thể về mặt thời gian nên việc thực hiện quyền kiểm tra biên bản phiên tòa là khó để thực hiện.
So sánh với trường hợp rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa, trong trường hợp này VKS sẽ ra quyết định rút quyết định truy tố theo Mẫu số 06/HS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự. Mẫu quyết định rút quyết định truy tố này chỉ áp dụng cho trường hợp rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Trong nội dung quyết định gồm có: tóm tắt nội dung quyết định truy tố; phân tích lý do, cơ sở dẫn đến việc rút quyết định truy tố; họ tên bị can/bị cáo bị rút quyết định truy tố; tội danh bị rút quyết định truy tố và yêu cầu Tòa án thụ lý xét xử đình chỉ toàn bộ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Trong khi đó, đối với trường hợp rút quyết định truy tố tại phiên tòa, KSV rút quyết định truy tố bằng cách thức thông báo bằng lời nói công khai, trực tiếp trước
39
HĐXX về việc rút quyết định truy tố và đây là được xem là một diễn biến tại phiên tòa và được ghi vào biên bản phiên tòa.
Đối với trường hợp vụ án do VKS cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm. Theo quy định của Quy chế phối hợp thì tại phiên tòa, nếu có những chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới có thể làm thay đổi quyết định truy tố của VKS cấp trên thì KSV phải đề nghị hoãn phiên tòa, báo cáo lãnh đạo VKS cấp mình để thống nhất với lãnh đạo đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra báo cáo Viện trưởng VKS cấp trên xem xét, quyết định25. Vấn đề ở đây là khi KSV được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa và báo cáo lên lãnh đạo VKS cấp trên về việc có căn cứ rút quyết định truy tố, nếu VKS cấp trên nhận định rằng yêu cầu của KSV là đúng và có căn cứ để rút quyết định truy tố ban đầu thì hình thức rút quyết định truy tố trong trường hợp này chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp được phân tích ở trên, trong trường hợp này KSV được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa, là người đại diện cho VKS cấp dưới được VKS cấp trên phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm không có quyền quyết định về việc rút quyết định truy tố của VKS cấp trên đã ban hành mà phải báo cáo lên VKS cấp mình để báo cáo lên VKS cấp trên xem xét, quyết định.
Do đó, đối với trường hợp này, khi VKS cấp trên xem xét có căn cứ rút quyết định truy tố theo yêu cầu của VKS cấp dưới thì cần có văn bản cụ thể, rõ ràng về việc rút quyết định truy tố của VKS cấp trên để làm cơ sở cho việc Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
25 Điểm b khoản 2 Điều 9 Quy chế phối hợp giữa VKS cấp trên và VKS cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKS cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
40
2.4. Quy định về căn cứ rút quyết định truy tố tại phiên tòa
Về căn cứ rút quyết định truy tố tại phiên tòa, quy định của pháp luật tố tụng hình sự có sự khác nhau giữa căn cứ rút một phần quyết định truy tố và rút toàn bộ quyết định truy tố.
Về căn cứ rút một phần quyết định truy tố: Tại Điều 319 BLTTHS năm 2015 quy định: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn”. Pháp luật tố tụng hình sự không có quy định cụ thể về căn cứ rút một phần quyết định truy tố mà chỉ quy định mang tính chất chung chung. Theo đó, việc KSV rút một phần quyết định truy tố sẽ là hoạt động dựa vào niềm tin nội tâm, quam điểm đánh giá chứng cứ của KSV. Khi KSV thấy rằng một phần quyết định truy tố thể hiện trong bản cáo trạng trước đó không còn đúng thì KSV có quyền rút phần quyết định truy tố không còn đúng đó theo ý chí chủ quan của mình. Thực tế cho thấy, những vụ án KSV rút một phần quyết định truy tố là do sau quá trình xét hỏi, không đủ chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội đó hoặc những chứng cứ đã thu thập trước đó không còn đúng với diễn biến khách quan của vụ án tại phiên tòa, để thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội bảo đảm quyền và lợi ích của người bị buộc tội, KSV phải rút lại phần quyết định truy tố không còn đúng đó.
Về căn cứ rút toàn bộ quyết định truy tố: Ngoài quy định mang tính chất chung tại Điều 319 BLTTHS năm 2015 thì tại khoản 1 Điều 320 BLTTHS năm 2015 có quy định như sau: “Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội”. Nếu như đối với trường hợp rút một phần quyết định truy tố, pháp luật không quy định về căn cứ pháp lý để KSV dựa vào đó làm cơ sở cho việc rút một phần quyết định truy tố thì đối với trường hợp rút toàn bộ quyết định truy tố của KSV tại phiên tòa thì pháp luật quy định là “nếu thấy không có căn cứ để kết tội”, như vậy cụm từ “không có căn cứ để kết tội” được hiểu như thế nào? Mặc dù pháp luật không có giải thích như thế nào được xem là “không có căn cứ để kết
41
tội” nhưng dựa vào sự thống nhất và đồng bộ trong các quy định của BLTTHS năm 2015 thì “không có căn cứ để kết tội” được hiểu là những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 157 BLTTHS năm 2015. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, sau quá trình xét hỏi, nếu xuất hiện một trong các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự thì KSV có quyền và nghĩa vụ rút toàn bộ quyết định truy tố, chấm dứt việc luận tội và yêu cầu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội.
So sánh với trường hợp rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa: Tại Điều 285 BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có các căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án”. Đối với trường hợp rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể căn cứ pháp lý để làm cơ sở cho việc rút quyết định truy tố của VKS. Còn đối với trường hợp rút quyết định truy tố tại phiên tòa thì lại không có quy định về căn cứ pháp lý để VKS làm cơ sở cho hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa. Bản chất của hoạt động rút quyết định truy tố là giống nhau, đều là hoạt động nhằm rút lại lời buộc tội và không còn yêu cầu xét xử trước Tòa án có thẩm quyền của VKS nhưng pháp luật lại quy định khác nhau về căn cứ pháp lý của hoạt động rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa. Tác giả cho rằng, đây là một hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến tính thống nhất, khách quan của hoạt động rút quyết định truy tố nói chung và hoạt động giải quyết vụ án hình sự nói riêng.
2.5. Quy định về hậu quả rút quyết định truy tố tại phiên tòa
Về hậu quả của việc rút quyết định truy tố, được quy định cụ thể tại Điều 325 và khoản 4 Điều 326 BLTTHS năm 2015. Theo đó, rút một phần quyết định truy tố và rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau.
42
Tại phiên tòa, nếu KSV rút một phần quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiếp tục xét xử vụ án26 nhưng BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể phần quyết định truy tố bị rút có ràng buộc giới hạn xét xử của HĐXX hay không hay HĐXX được quyền xét xử toàn bộ vụ án. Nếu như BLTTHS năm 1988 tại Điều 169, BLTTHS năm 2003 tại Điều 195 đều quy định cụ thể rằng: “Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án”, theo đó BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003 đã xác định rõ phạm vi xét xử của Tòa án khi KSV rút một phần quyết định truy tố thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử toàn bộ vụ án. Đến BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi quy định này sang thành “… vẫn tiếp tục xét xử vụ án”, điều này có thể dẫn đến khó khăn cho Tòa án khi xác định phạm vi xét xử của mình trong trường hợp KSV rút một phần quyết định truy tố. BLTTHS năm 2015 cũng không có quy định về việc nếu HĐXX chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút một phần quyết định truy tố của KSV thì vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết như thế nào.
Tại khoản 2 Công văn số 328/NCPL ngày 22/6/1993 của Tòa án nhân dân tối cao về việc rút quyết định truy tố quy định về phương hướng giải quyết của Tòa án khi KSV rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa như sau:
“…
Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút truy tố đó. Căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận được ghi trong bản án.
Trong trường hợp nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên mà Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên cho rằng việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên là đúng thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”.
43
Theo quy định của Công văn trên thì khi KSV rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa, HĐXX có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút một phần quyết định truy tố của KSV, lý do chấp nhận hoặc không chấp nhận được ghi vào bản án. Theo đó, Công văn quy định rõ HĐXX vẫn tiếp tục tiến hành xét xử toàn bộ vụ án khi KSV rút một phần quyết định truy tố. Vấn đề xác định và xử lý việc rút một phần quyết định truy tố của KSV tại phiên tòa có đúng hay không do Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc Viện trưởng VKS cấp trên thực hiện bằng quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của mình.
Xét thấy, BLTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về hậu quả của việc tiếp tục giải quyết vụ án của HĐXX trong trường hợp chấp nhận hoặc không chấp nhận