Quy định về thời điểm và phạm vi rút quyết định truy tố tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 43)

- Quy định về thời điểm rút quyết định truy tố tại phiên tòa

Theo quy định tại Điều 319 BLTTHS năm 2015, sau quá trình xét hỏi, khi phát biểu quan điểm tranh luận, KSV có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố. Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử nói chung và là giai đoạn quan

33

trọng nhất trong quá trình xác định sự thật vụ án nói chung19. Ở quá trình này, những câu trả lời có thể hoàn toàn khác với những câu trả lời đã được ghi nhận ở giai đoạn trước đó nhưng có điểm khác biệt quan trọng là việc hỏi và trả lời trong quá trình này được diễn ra công khai và là hình thức nhằm kiểm tra lại kết quả điều tra của Cơ quan điều tra về vụ án. Ngoài việc hỏi và trả lời, trong giai đoạn này HĐXX còn tiến hành xem xét vật chứng, chứng cứ, công bố tài liệu v.v… Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa thể hiện được tính công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Sau phần xét hỏi có thể xuất hiện thêm những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, lời khai mới làm thay đổi quyết định truy tố ban đầu của VKS, do đó, phải thay đổi quyết định truy tố ban đầu, một trong những hình thức thay đổi đó là rút quyết định truy tố không đúng nhằm mục đích làm cho phù hợp với diễn biến mới của vụ án tại phiên tòa, loại bỏ những sai lầm, thiếu sót tồn tại trước đó, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, làm cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, chính xác và thuyết phục.

- Quy định về phạm vi rút quyết định truy tố tại phiên tòa

Quyết định truy tố của VKS bao gồm nội dung truy tố về tội danh và truy tố về bị can. Quyết định truy tố của VKS được thể hiện trong bản cáo trạng. Trong một bản cáo trạng có thể có nhiều bị can và có nhiều tội danh cùng bị truy tố. Do đó, có thể có nhiều quyết định truy tố cùng tồn tại trong một bản cáo trạng. Phạm vi rút quyết định truy tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự bao gồm: Rút một phần và rút toàn bộ quyết định truy tố20. Rút toàn bộ quyết định truy tố được hiểu là rút toàn bộ cáo trạng mà VKS dùng để truy tố bị can ra trước Tòa án. Rút một phần quyết định truy tố được hiểu là việc VKS vẫn duy trì truy tố và buộc tội nhưng yêu cầu Tòa

19 Tạp chí Tòa án, “Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”,

[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/xet-hoi-tai-phien-toa-hinh-su-so-tham-nhung-van-de-ly-luan-va- thuc-tien] (truy cập ngày 18/6/2021).

34

án không xét xử một người về một, một số tội nào đó hoặc không áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã nêu trong bản cáo trạng21.

Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành không có quy định cụ thể như thế nào rút một phần quyết định truy tố và như thế nào rút toàn bộ quyết định truy tố, do đó tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cách hiểu vấn đề này.

Xét ví dụ: A và B cùng bị truy tố trong một vụ án trộm cắp tài sản, A và B là đồng phạm. Tại phiên tòa, sau phần xét hỏi, KSV rút quyết định truy tố đối với B về tội trộm cắp tài sản với căn cứ không đủ chứng cứ để kết luận B đồng phạm với A và giữ nguyên quyết định truy tố đối với A.

Xung quanh ví dụ này, có hai quan điểm khác nhau, như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: đây là trường hợp VKS rút một phần quyết định truy tố22. Quan điểm này dựa trên nội dung hướng dẫn của Công văn số 328/NCPL ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Tòa án nhân dân tối cao về rút quyết định truy tố và dựa trên kết luận của tài liệu tập huấn BLTTHS năm 2003 của Tòa án nhân dân tối cao: “Viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố chính là rút một phần bản cáo trạng; rút toàn bộ quyết định truy tố chính là rút toàn bộ bản cáo trạng”. Theo đó, khi VKS rút quyết định truy tố đối với một hay một số bị cáo trong vụ án nhiều bị cáo, rút quyết định truy tố đối với một hay một số hành vi phạm tội đối với vụ án có một hay nhiều bị cáo có nhiều hành vi phạm tội, hủy bỏ việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo thì sẽ thuộc trường hợp rút một phần quyết định truy tố. Khi VKS rút toàn bộ bản cáo trạng thì mới thuộc trường hợp rút toàn bộ quyết định truy tố.

Quan điểm thứ hai cho rằng, đây là trường hợp VKS rút toàn bộ quyết định truy tố đối với B23. Quan điểm này xuất phát từ nhận thức không nên đồng nhất quyết

21 Phạm Thị Hồng Hương (2014), “Hoàn thiện các quy định về rút quyết định truy tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự”, Khoa học kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Số 3, tr.18-21.

22 Nguyễn Nhứt (2007), “Thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.44 - 48.

23 Luật sư bảo chữa, “Khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố”, [https://luatsubaochua.vn/khi-vien-kiem-sat- rút-quyet-dinh-truy-to/] (truy cập ngày 13/4/2021).

35

định truy tố và bản cáo trạng. Khi VKS rút quyết định truy tố đối với một người có nghĩa là không còn tồn tại việc luận tội và yêu cầu xét xử đối với người đó, có nghĩa là sự vô tội của người đó đã được chứng minh. Do đó, toàn bộ quyết định truy tố đối với người đó đã được rút và Tòa án phải ra quyết định công nhận sự vô tội của người này.

Tác giả ủng hộ quan điểm thứ nhất. Bởi lẽ: Quyết định truy tố chỉ là một trong những hoạt động thực hành quyền công tố của VKS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, để cụ thể hóa chức năng trên, VKS phải thông qua bản cáo trạng, là văn bản pháp lý chính thức của VKS nhằm đưa ra quyết định truy tố một hay một số người về một hay một số tội danh và yêu cầu xét xử trước Tòa án có thẩm quyền. Toàn bộ quyết định truy tố là tất cả các quyết định truy tố trong cùng một vụ án hình sự đều được thể hiện trong cùng một bản cáo trạng. Khi KSV rút bản cáo trạng nghĩa là rút toàn bộ quyết định truy tố, có thể trong bản cáo trạng có một hoặc nhiều bị can và một hoặc nhiều tội danh. Việc rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số bị cáo, đối với một hoặc một số tội, rút truy tố đối với một hoặc một số hành vi phạm tội, rút quyết định truy tố đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã nêu trong bản cáo trạng thì chỉ là rút một phần quyết định truy tố.

BLTTHS năm 2015 cũng như các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2015 chưa có quy định nào đưa ra khái niệm rút một phần quyết định truy tố là như thế nào, rút toàn bộ quyết định truy tố là như thế nào. Nếu dựa vào các văn bản pháp lý trước đây để áp dụng thi hành thì không đảm bảo tính khách quan do những văn bản pháp lý đó đã hết hiệu lực thi hành và chỉ còn giá trị tham khảo.

Tại khoản 4 Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp một số vướng mắt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hành chính và dân sự có quy định như sau:

“4. Viện kiểm sát rút một phần truy tố tại phiên tòa thì bản án có phải xem xét, đánh giá tính có căn cứ của việc rút truy tố của Viện kiểm sát hay không?

36

Về vấn đề này, trước đây Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8/12/1988 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự” và Công văn số 328/NCPL ngày 22/6/1993 của Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không có thay đổi, bổ sung so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Do đó, nếu tại phiên toà, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên chỉ rút quyết định truy tố đối với một tội hoặc một số tội và giữ nguyên quyết định truy tố đối với các tội khác hay Kiểm sát viên chỉ rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số các bị cáo và giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo hoặc các bị cáo còn lại thì đây là các trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố. Vì vậy trong trường hợp này, Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút truy tố đó. Căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận được ghi trong bản án”.

Nhận thấy Công văn số 89 đã đề cập đến các trường hợp được xem là rút một phần quyết định truy tố, cụ thể: nếu tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, KSV chỉ rút quyết định truy tố đối với một tội hoặc một số tội và giữ nguyên quyết định truy tố đối với các tội khác hay KSV chỉ rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số bị cáo và giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo hoặc các bị cáo còn lại thì đây được xem là trường hợp rút một phần quyết định truy tố. Tuy Công văn số 89 đã đề cập đến các trường hợp được xem là rút một phần quyết định truy tố nhưng nội dung này chỉ nằm trong Công văn giải đáp thắc mắc của đơn ngành Tòa án, không phải là quy phạm pháp luật. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của hoạt động rút quyết định truy tố tại phiên tòa thì cần có văn bản hướng dẫn thi hành để quy định cụ thể như thế nào là rút một phần quyết định truy tố và như thế nào là rút toàn bộ quyết định truy tố để đảm bảo được tính thống nhất trong nhận thức về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)