Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo pháp luật tố tụng hình sự Nhật

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 32 - 33)

Bản

Trong TTHS của Nhật Bản thì tất cả các vụ án hình sự đều có sự tham gia điều tra, truy tố của cơ quan Nhà nước. Chủ thể thực hiện chức năng buộc tội bao gồm: Nhân viên Cảnh sát (Cảnh sát điều tra), Công tố viên và Thư ký Văn phòng công tố. TTHS Nhật Bản cho phép Công tố viên có thẩm quyền điều tra tất cả các vụ án hình sự một cách độc lập mà không cần có sự hỗ trợ của nhân viên cảnh sát hoặc hợp tác với nhân viên cảnh sát trong việc điều tra. Công tố viên là một chủ thể đặc biệt trong TTHS, Công tố viên có quyền thực hiện nguyên tắc tùy nghi truy tố và không một ai có quyền truy tố người bị tình nghi tội phạm ra trước Tòa án, ngoại trừ duy nhất Công tố viên. Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, cơ sở cho xét xử sơ thẩm là việc đưa ra bản cáo trạng, đưa ra bằng chứng, tham gia thẩm vấn bị cáo (tuy nhiên bị cáo có quyền giữ im lặng), người làm chứng, người giám định, … Sau khi hoàn thiện việc kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa, Công tố viên tuyên bố quan điểm về vụ án và việc áp dụng pháp luật, có thể bổ sung, rút hoặc thay đổi luận điểm truy tố hoặc điều luật áp dụng đã nêu trong bản cáo trạng trước đó khi thấy không còn phù hợp với nội dung vụ án đã được thẩm vấn tại phiên tòa quy định tại Điều 312 BLTTHS Nhật Bản:

“Trên cơ sở yêu cầu của Công tố viên, Tòa án cho phép họ bổ sung, rút, hoặc thay đổi luận điểm truy tố hoặc điều luật áp dụng đã nêu trong bản cáo trạng khi thấy

15 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Mô hình tố tụng hình sự Liên Bang Nga”, [https://tks.edu.vn/thong-tin- khoa-hoc/chi-tiet/79/145] (truy cập ngày 15/4/2021).

26

không phù hợp với nội dung vụ án đó được thẩm tra tại phiên tòa”, sau đó, Tòa án có nghĩa vụ thông báo ngay lập tức cho bị cáo biết về nội dung bổ sung, rút hoặc thay đổi đó. Công tố viên có thể thực hiện tranh tụng về bằng chứng đưa ra, tham gia tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia phiên tòa khác. Như vậy, trong TTHS Nhật Bản, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì Công tố viên có quyền đưa ra quyết định rút quyết định truy tố sau khi hoàn thiện việc kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa nhằm bảo vệ lợi ích của bị cáo. Về hình thức, theo quy định tại Điều 339 BLTTHS Nhật Bản thì khi Công tố viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa phải được thực hiện bằng quyết định rút quyết định truy tố16.

Một phần của tài liệu Rút quyết định truy tố tại phiên tòa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 32 - 33)