Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 26 - 32)

chứng khoán tại Việt nam

Nguyên tắc pháp luật gồm hai loại, những nguyên tắc chung mang tính chất chính trị - xã hội của pháp luật và những nguyên tắc pháp lý đặc thù. Các nguyên tắc chung của pháp luật luôn phản ánh một cách trực tiếp chế độ xã hội hiện hữu và được đặt ra nhằm xác định rõ những nguyên lí, tư tưởng chỉ đảo để giải đáp một vấn đề lớn là hệ thống pháp luật hiện hữu củng cố và bảo vệ chế độ nào. Các nguyên tắc

pháp lý đặc thù thể hiện rõ bản chất và những đặc trưng của pháp luật nhằm giải đáp một vấn đề có tính chất đặc trưng. Các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực huy động vốn chủ yếu mang tính chất dân sự. Vì vậy, trước hết những quy định của pháp luật về huy động vốn sẽ tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nói chung như:

- Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa là các chủ thể của pháp luật vừa có quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng.

- Nguyên tắc công bằng: Thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu như việc quy định và áp dụng các biện pháp xử lí phải phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ hưởng thụ tương xứng với sự đóng góp, cống hiến, ….

Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam thì pháp luật về huy động vốn trong CTCK sẽ mang những nguyên tắc riêng đặc trưng của ngành như sau:

- Nguyên tắc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn tại công ty chứng khoán: Nhà Nước là cơ quan quyền lực tối cao. Do đó, tất cả những quy tắc, quy định đều thể hiện ý chí của Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò, chức năng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành cho tất cả các hoạt động được diễn ra một cách hợp lý, an toàn và có tổ chức. Hoạt động của công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền của toàn bộ nền kinh tế. Và để CTCK có thể hoạt động hiệu quả thì huy động vốn là điều tất yếu tuy nhiên hoạt động này cũng có những mặt trái của nó. Đó là các hành vi huy động không lành mạnh, thực hiện các giao dịch huy động có tính rủi ro cao. Hoạt động huy động vốn phải dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng và trong một môi trường lành lạnh, công bằng và đồng thời phải đảm bảo được tính thông suốt. Việc huy động vốn được thực hiện một cách an toàn, thông suốt và hiệu quả là điều kiện tiên quyết để CTCK cũng như TTCK tồn tại và phát triển, trở thành một kênh đầu tư quan trọng cho nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề. Để thực hiện và duy trì được được điều đó thì vai trò quản lý, điều tiết của cơ quan quản lý là quyết định.

Để có được một TTCK hoạt động hiệu quả và an toàn thì một trong những điều cần làm là quản lý hoạt động huy động vốn của các CTCK. Việc quản lý TTCK thông qua việc giám sát hoạt động huy động vốn của các CTCK là một yêu cầu tất yếu. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Những nguyên tắc pháp lý nền tảng, các đạo luật đơn hành, các quy định, cùng với năng lực và thái độ nghiêm túc của các cơ quan chính phủ và tổ chức tự quản trong việc thực thi các quy định pháp luật sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển thị trường”2. Chính phủ đã phải hoàn thiện rất nhiều khâu trong đó có việc hình thành khung pháp lý để thị trường hoạt động, thành lập cơ quan quản lý nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, điều hành thị trường, nhà đầu tư,… Rõ ràng, chỉ có Nhà nước với những nguồn lực tài chính dồi dào, quyền lực duy nhất cùng với hệ thống pháp luật mới có thể cho ra đời một định chế bậc cao của nền toàn bộ thị trường tài chính.

Thực tế hoạt động hơn hai mươi năm qua của TTCK Việt Nam cho thấy, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường là rất quan trọng. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước mà đại diện là UBCK và các cơ quan chuyên trách khách không chỉ đơn thuần xem xét dưới góc độ vai trò của cơ quan quản lý mà đây chính là nguyên tắc đặc thù của khung pháp lý cho hoạt động TTCK nói chung và hoạt động CTCK nói riêng

- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt là cá nhân: Các quy định của pháp luật phải đảm bảo cho tất cả các chủ thể khi tham gia vào quan hệ, giao dịch đều được hưởng quyền và lợi ích hợp lý, phù hợp với nhu cầu của các bên. Các quy định của pháp luật sẽ giúp định hướng rõ về quyền và lợi ích đó cho các bên. Trong các giao dịch mà một bên là cá nhân, bên còn lại là tổ chức thì cơ quan quản lý luôn có những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế.

Có thể nói, các CTCK tồn tại được là nhờ hoạt động huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động huy động vốn là một dạng quan hệ pháp luật đặc biệt vì được pháp luật về chứng khoán và cả thị trường tài

chính điều chỉnh. Do vậy, các bên nhận nợ và bên chủ nợ tham gia quan hệ này với tư cách là chủ thể độc lập được pháp luật quy định có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ (là cá nhân, tổ chức) phụ thuộc vào hình thức cho vay mà họ thực hiện. Ví dụ nếu có cung cấp nguồn cho CTCK thông qua việc mua trái phiếu do CTCK đó phát hành thì họ có tư cách là chủ nợ đối với tổ chức phát hành, họ có quyền được cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty, về mục đích sử dụng vốn,…. Ngoài ra họ còn được hưởng lãi suất theo thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, khi một chủ thể thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào một CTCK thì mục đích cơ bản nhất là để được hưởng các quyền và lợi ích kinh tế nêu trên. Như vậy, nếu các quyền và lợi ích đó không có pháp luật bảo vệ hoặc có cơ chế để họ tự bảo vệ thì động cơ để thực hiện giao dịch cho vay của họ không còn nữa. Từ đó, những chủ thể có vốn sẽ mất niềm tin và sẽ chọn các kênh rót vốn khác. Như vậy, các CTCK khó lòng huy động được nguồn để phục vụ việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và tạo lợi nhuận cho công ty nói riêng. Đặc biệt đối với các cá nhân tham gia vào giao dịch này, họ thường là những chủ thể không chuyên nghiệp trong lĩnh vực này mặc dù họ có thể rất thành công ở lĩnh vực khác. Họ chính là các đối tượng cần được pháp luật bảo vệ do dễ bị tổn thương bởi các hành vi vi phạm của các CTCK chủ thể mà luôn có cả một đội ngũ pháp chế, quản trị rủi ro, huy động nguồn với sự hiểu biết sâu rộng về chuyên vôn và pháp luật. Còn đối với bên cho vay là các TCTD hoặc doanh nghiệp thì mặc dù họ có trình độ chuyên môn nhưng dù thế nào đi nữa thì khi cho vay là họ đặt niềm tin hoàn toàn lên bên đi vay. Với mỗi giao dịch lên tới cả trăm tỷ thì việc hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên môn chỉ góp phần hạn chế rủi ro, họ vẫn cần được bảo vệ vì họ đang bị nẵm giữ số vốn lớn khi cho vay.

Các phân tích trên đây cho thấy, việc pháp luật ghi nhận và có các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là một trong những điều kiện tiên quyết để việc huy động nguồn có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Chỉ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được pháp luật bảo vệ thì CTCK mới thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phát triển đất nước.

- Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh: Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ và tự do trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hoá, luật doanh nghiệp 2020 khẳng định tại điều 7

“Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. …”

Việc thực hiện đồng bộ và đầy đủ các quyền tự do kinh doanh sẽ là cơ sở để CTCK vận hành và phát triển, qua đó sẽ giúp cho hoạt động trên TTCK sẽ trở nên sôi động và hiệu quả hơn. Về phía các CTCK, quyền tự do kinh doanh là căn cứ cơ bản để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức huy động và mục đích sử dụng vốn, trong đó có việc thực hiện huy động bằng vay nợ, bằng phát hành trái phiếu,….nhằm phục vụ mục đích tự doanh hoặc cho vay ký quỹ,… Việc phát cho vay kí quỹ nhằm tạo điều kiện cho các NĐT trên thị trường chứng khoán có thêm nguồn tiền để gia tăng lợi nhuận. Khi đó, việc đầu tư chứng khoán đã trở thành một trong những sự lựa chọn trong quá trình kinh doanh của họ bên cạnh những cơ hội khác. Mặc khác, nhờ có sự thừa nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp mà các định chế trung gian như công ty chứng khoán (CTCK) được thành lập để cung cấp các dịch vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư… qua đó, có cơ hội để họ mở rộng kinh doanh và thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.

Như vậy, suy cho cùng, quyền tự do kinh doanh chính là sự đảm bảo vệ cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư của tất cả các chủ thể trên thị trường từ phía Nhà nước.

Quyền tự do kinh doanh được pháp luật tôn trọng và bảo vệ vì nếu không có sự đảm bảo này thì bản thân các giao dịch huy động vốn, đặc biệt là các giao dịch trên thị trường một.

- Nguyên tắc tự do cạnh tranh: Tự do cạnh tranh với tư cách là một quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Để xã hội, thị trường có thể vận động phát triển theo một khuôn khổ nhất định thì cần có luật pháp. Tuy nhiên, các quy định đề ra phải hợp lí, phải cân bằng giữa lợi ích và thiệt hại. Hạn chế việc gò bó, thiên vị hoặc quy định lệch lạc làm tiêu biến đi sự tự do cạnh tranh của các chủ thể khi tham gia vào nền kinh tế. Nguyên tắc tự do cạnh tranh phải được bảo đảm thực hiện trong các giao dịch huy động vốn. Vì tự do cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giúp cho nguồn vốn đưa vào nền kinh tế được sử dụng với hiệu suất cao, an toàn và hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, phần lớn nguồn vốn mà CTCK có để hoạt động đều đến từ nguồn vốn vay. Để có vốn kịp thời nhằm triển khai việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như tạo ra lợi nhuận mục tiêu thì những điều kiện để huy động vốn như lãi suất cạnh tranh, kì hạn linh hoạt, tài sản đảm bảo an toàn và cuối cùng là mục đích sử dụng vốn đúng đắn, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật sẽ tạo ra sức hấp dẫn và sự cạnh tranh đối với các chủ thể có nguồn cho vay. Nhờ có sự cạnh tranh này mà các chủ thể có dòng tiền nhàn rỗi có thêm những lựa chọn khi quyết định cho vay hoặc đầu tư vào một CTCK.

Bên cạnh đó nguyên tắc cạnh tranh được thể hiện rõ nét nhất là trong hoạt động của các CTCK nhằm thu hút khách hàng, nâng cao thị phần và hiệu quả sử dụng vốn sau khi huy động về. Sự cạnh tranh này thường diễn ra khá gay gắt, đặc biệt thông qua việc giảm lãi suất cho vay kí quỹ, giảm phí giao dịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ, tiện ích cho các giao dịch chứng khoán. Trên phương diện quản lý, vấn đề cạnh tranh được đưa ra như một nguyên tắc hoạt động thị trường tài chính, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể có nhu cầu tham gia vào hoạt động đầu tư được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Nhờ có cạnh tranh mà chất giao dịch nguồn vốn và các dịch vụ trên thị trường chứng khoán sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Đó là những yếu tố cần thiết để TTCK hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển

của mình. Vấn đề cạnh tranh được xem xét với tư cách là một nguyên tắc pháp lý cho hoạt động huy động vốn của CTCK không chỉ ở khung pháp lý của một quốc gia đơn lẻ nào, mà nó là một yêu cầu chung mang tính chất bắt buộc, được thể chế hóa trong rất nhiều các quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 26 - 32)