Các CTCK có hành vi vi phạm liên quan tới hoạt động huy động vốn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật chứng khoán 2019 ra đời tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy TTCK phát triển bền vững. Những quy định mới liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và trong hoạt động huy động vốn của CTCK nói riêng phù hợp với thực tiễn phát triển của thị trường, giải quyết được những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định cũ, được kỳ vọng góp phần tăng cường răn đe các CTCK đảm bảo thị trường vốn được hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
Việc xử lý vi phạm trong hoạt động chứng khoán được thực hiện theo điều 132 Luật chứng khoán 2019. Theo đó mức phạt tiền tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm mà được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 12 Luật chứng khoán 2019. Hoặc tối đa 3 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm khác. Như vậy, đối với hoạt động huy động vốn, tuỳ vào từng vụ việc cụ thể sẽ có những mức xử phạt vi phạm khác nhau. Nhưng nhìn chung mức phạt vi phạm thường chỉ
dừng hoạt động công ty hoặc giải thể thì vẫn có thể được áp dụng nếu công ty vi phạm ở mức độ lớn mà không khắc phục trong khoảng thời gian cho phép của cơ quan quản lý. Các trường hợp này thì Bộ trưởng Bộ tài chính sẽ là người đưa ra quyết định.
Cụ thể:
- Đối với hoạt động phát hành trái phiếu thì mức xử phạt được quy định như sau10:
Bảng 1: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ
Hình thức vi phạm
Mức xử phạt hành chính
(VND)
Không thực hiện đúng quy định về thông báo PHTP
Thực hiện mua lại TP trước hạn không đúng phương án đã được chấp thuận
Không công bố báo cáo sử dụng vốn
50.000.000- 70.000.000.000
Thực hiện chào bán không đúng thời gian quy định
Không thực hiện đăng kí, lưu kí trái phiếu chào bán theo đúng thời hạn quy định
70.000.000- 100.000.000 Không sửa đổi thông tin, bổ sung hồ sơ khi phát hiện sai sót trong
hồ sơ đã nộp lên cơ quan có thẩm quyền
PHTP không đúng theo phương án đã đăng kí hoặc phương án đã được chấp thuận
Nội dung CBTT có tính chất quảng cáo, lựa chọn NĐT tham gia mua TP không đúng theo quy định pháp luật
Chuyển nhượng TP trong thời gian hạn chế chuyển nhượng
100.000.000- 150.000.000
Thay đổi phương án và mục đich sử dụng số tiền thu hoặc sử dụng số tiền đã thu được sai mục đích ban đầu mà không thông qua các cấp có thẩm quyền của công ty
150.000.000- 200.000.000 Chào bán, PHTP khi chưa đáp ứng đủ điền kiện theo quy định của
pháp luật.
Không đảm bảo việc chào bán, PHTP đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật. Không đảm bảo thông tin trong hồ sơ là trung thực và chính xác.
200.000.000- 300.000.000
Làm giả giấy tờ chào bán, PHTP riêng lẻ 1.000.000.000-
1.500.000.000
- Đối với vi phạm về chào bán thêm cổ phiếu để huy động vốn11 (nước ngoài) mức xử phạt hành chính được quy định như sau:
Bảng 2: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán thêm cổ phiếu để huy động vốn
Hình thức vi phạm
Mức xử phạt hành chính
(VND)
Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tài liệu báo cáo khi phát hiện thông tin không chính xác
Thực hiện phát hành thêm cổ phần không đúng với phương án đã báo cáo hoặc đăng kí
100.000.000- 150.000.000
Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng chưa hoặc không báo cáo và đăng kí
Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
200.000.000- 300.000.000
Lập hồ sơ, tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che dấu sự thật
400.000.000- 500.000.000 Làm giả giấy tờ chứng minh đủ điều kiện phát hành thêm cổ
phiếu
1.000.000.000- 1.500.000.000
Theo điểm a khoản 2 điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì CTCK cũng bị phạt 50 đến 70 triệu đồng khi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ lưu giữ không phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch huy động vốn của công ty chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó CTCK sẽ bị xử phạt từ 100 đến 150 triệu đồng khi thỏa thuận hoặc đưa ra
lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch hoặc thực hiện việc tăng giảm vốn điều lệ không đúng với quy định của pháp luật12. Đối với việc vi phạm các hạn chế vay nợ thì CTCK cũng bị xử phạt với mức 150 đến 200 triệu đồng13. Theo đó, nếu vi phạm các quy định về hạn chế vay nợ tại điều 26 Thông tư 121/2020/TT-BTC thì tuỳ vào mức độ khác nhau sẽ bị phạt các mức tiền khác nhau.
Ngoài các chế tài phạt vi phạm cụ thể thì đối với tất cả các hình thức vi phạm sau khi được phát hiện sẽ bị buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, huỷ bỏ kết quả đã thực hiện, khắc phục hậu quả đã gây ra và kèm theo một số hình thức xử phạt bổ sung phù hợp với từng trường hợp cụ thể.