Kết quả và đánh giá việc tuân thủ hoạt động huy động vốn trong công ty chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 70)

công ty chứng khoán.

Có thể thấy rằng dù chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật và sự giám sát của các cơ quan chức năng thì các CTCK cũng đã rất thành công trong việc huy động vốn đặc biệt là vốn vay và phát hành trái phiếu.

Biểu đồ bên dưới thể hiện tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn của các công ty chứng khoán hiện nay28

Biều đồ 1: Dư nợ huy động ngắn hạn của các CTCK từ cuối năm 2020 đến Q2.2021

Nguồn: Theo số liệu BCTC bán niên công bố trên website của các CTCK

Theo biểu đồ ta có thể thấy, mặc dù toàn nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid và các CTCK cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn nhưng dư nợ huy động ngắn hạn (chủ yếu đến từ hoạt động vay các TCTD, cá nhân, tổ chức kinh tế khác) tăng vượt trội so với năm 2020.

Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn bình quân tại một CTCK năm 2021 (dự

kiến)

Biểu đồ 5: Lãi suất huy động bình quân trong năm 2021 (dự kiến)

Nguồn: Theo báo cáo nội bộ về huy động vốn của CTCP chứng khoán MB

Các biểu đồ trên là số liệu về kết quả huy động vốn trong năm 2021 của một trong những CTCK tiêu biểu trong ngành. Theo khảo sát thì hầu hết các công ty

Biểu đồ 2: Lãi suất huy động BQ 2021 theo từng kênh huy động

(dự kiến)

Biểu đồ 3: Cơ cấu kỳ hạn huy động 2021 (dự kiến)

trọng là đa số những nguồn vốn có được từ việc huy động này đều tuân thủ pháp luật và tính đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện sai phạm nào nghiêm trọng nào liên quan tới nghiệp vụ này trong CTCK. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phát hiện ra một số công ty chứng khoán có hình thức huy động vốn biến tướng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền với lãi suất ưu đãi hơn nhiều so với gửi tiết kiệm29 và đã bị UBCK cảnh cáo vì hoạt động này có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ khi các công ty thực hiện huy động để cho vay margin. Nhìn vào sự tăng trưởng ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán những năm gần đây cũng có thể thấy rằng cơ quan quản lý đã rất thành công trong việc giám sát và yêu cầu các công ty chg khoán thực hiện đúng theo những quy định mà Chính phủ đã đề ra, cụ thể:

- Tính đến nay, chưa có công ty nào vi phạm nghiêm trọng các quy định về huy động vốn bao gồm các yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính mà bị UBCK yêu cầu tạm dừng hoạt động hoặc giải thể.

- Về các quy định cụ thể liên quan tới từng hình thức huy động vốn thì hầu hết các CTCK đều đáp ứng đầy đủ và nghiêm túc. Mặc dù một vài công ty có dấu hiệu vi phạm về hoạt động huy động vốn từ cá nhân nhưng ngay sau khi nhận được công văn cảnh cáo của Uỷ ban chứng khoán thì đã ngay lập tức khắc phục, giảm dần dư nợ huy động từ cá nhân nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 70)