Trong hình thức đi vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 75 - 77)

Nguồn tiền dư nợ lớn nhất của các CTCK hiện nay đến từ việc vay các TCTD trong và ngoài nước. Để có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện huy động vốn này thì cần phải có những quy định áp lên cả bên cho vay là các TCTD và bên đi vay là CTCK. Về phía các TCTD trong nước thì bản thân mỗi tổ chức khi cho vay cũng đã thực hiện giám sát và kiểm tra sau vay đối với khoản vay đã giải ngân nhằm hạn chế nợ xấu, bảo toàn nguồn vốn đã cho vay của họ. Và theo yêu cầu của Ngân hang Nhà nước tại điểm c khoản 2 điều 2 Luật các tổ chức tín dụng thì các TCTD phải có quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên cũng chưa có một quy định về việc quy trình kiểm tra phải như thế nào, bao gồm các loại hồ sơ giấy tờ gì. Hầu hết việc kiểm tra, thanh tra hồ sơ chứng minh mục đích, hồ sơ sau vay đều do các TCTD tự đưa ra quy trình quy định phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, một số trường hợp, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và KPI trước mắt mà đã hỗ trợ và cấu kết với khách hàng vay là CTCK để thực hiện làm kiểm tra sau vay sao cho về mặt lý thuyết là đúng đắn và đầy đủ.

Ví dụ: Ngày 12.10.2021 công ty chứng khoán A thực hiện vay 100 tỷ từ ngân hàng B kì hạn 3 tháng với mục đích mua trái phiếu chính phủ mã TD2136026. Theo quy trình của ngân hàng B thì việc kiểm tra sau vay được thực hiện cuối mỗi tháng và khách hàng A phải đảm bảo rằng có số dư trái phiếu chính phủ mà A đang nắm giữ phải lớn hơn số dư nợ vay mục đích đầu tư trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, CTCK A chỉ mua trái phiếu chính phủ một vài ngày để chứng minh mục đích vay, ngay sau đó tới ngày 13.10.2021 sẽ thực hiện bán luôn và tới ngày cuối tháng 10.2021 thì mua một mã trái phiếu chính phủ bất kì để đảm bảo số dư. Câu hỏi đặt ra là:

- Vậy từ 13.10.2021 tới ngày 29.10.2021 và những ngày trong tháng sau đó số tiền vay đã được sử dụng cho mục đích gì, ngân hàng B hoàn toàn không kiểm soát được?

- Nếu cùng lúc công ty chứng khoán A dùng hợp đồng mua bán trái phiếu chính phủ của ngày 12.10.2021 để làm mục đích vay cho 2 khoản vay khác mỗi khoản vay 100 tỷ tại C và D thì liệu B, C, D có biết?

- Việc kiểm tra cuối kì của B, C, D về việc A phải có đủ số dư nắm giữ trái phiếu chính phủ lớn hơn hoặc bằng số dư nợ tại mỗi ngân hàng. Vậy có nghĩa là cuối kì A chỉ cần dùng 100 tỷ để mua trái phiếu nhằm chứng minh kiểm tra sau vay, vậy 200 tỷ còn lại A đã dùng vào mục đích gì? Các ngân hàng làm thế nào để biết rằng tiền của mình cho vay đang được sử dụng như thế nào?

Trên thực tế thì những tình huống tương tự xảy ra rất nhiều, đó chính là lí do vì sao nhìn trên báo cáo tài chính của các CTCK hiện nay thì có thể thấy rằng. Dư nợ vay tại các TCTD thường gấp nhiều lần so với số dư trái phiếu chính phủ hoặc giấy tờ có giá khác mà CTCK đang nắm giữ. Mặc dù mục đích cho vay chủ yếu là đầu tư giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ hoặc chứng chỉ tiền gửi. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì:

- Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn về việc kiểm tra hồ sơ chứng minh mục đích cho vay và kiểm tra sau vay của các TCTD mà không để cho các TCTD tự đưa ra tiêu chuẩn của mình. Ví dụ: Nếu mục đích vay là để mua trái phiếu chính phủ mã TD2136026 thì tới lúc kiểm tra sau vay CTCK vẫn bắt buộc phải có mã đó trong sổ. Việc này hạn chế phần này tình trạng đảo hàng 33 của các CTCK. Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu kiểm tra sau vay đó là “tổng số giấy tờ có giá đang nắm giữ phải tối thiểu bằng với tổng dư nợ đi vay với mục đích đầu tư loại giấy tờ có giá đó”

- Yêu cầu bên đi vay là CTCK cam kết về việc nguồn vốn để giao dịch mua bán loại giấy tờ có giá đó chỉ được tài trợ bởi 1 ngân hàng, nếu nhiều hơn 1 ngân hàng tham gia tài trợ thì CTCK phải thông báo và nhận được sự đồng ý của tất cả các bên tham gia tài trợ.

Một vấn đề tồn đọng nữa là việc vay ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ không bị hiển thị lên hệ thống CIC34. Nên các TCTD trong nước gần như không nắm bắt được thông tin về dự nợ vay nước ngoài của các CTCK. Đặc biệt, hiện nay NHNN chỉ yêu cầu đăng kí vay ngoại tệ đối với các khoản vay dài hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn thì chỉ cần báo cáo định kì sau khi đã thực hiện xong khoản vay. Vì vậy, các CTCK thường sẽ hạn chế vay nước ngoài trung dài hạn mà chỉ thực hiện vay dưới 364 ngày để không bị giám sát nhiều. Hầu hết nguồn tiền huy động được từ nước ngoài sẽ được phục vụ cho mục đích cho vay ký quỹ của các CTCK.

Liệu có thể đưa thông tin vay nước ngoài lên hệ thống CIC không? Cơ quan quản lý cần đưa ra các quy định về việc sử dụng vốn vay nước ngoài đối với CTCK.

Nhìn chung, các quan chủ quản cần thực hiện giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng vốn vay TCTD thông qua các hệ thống khai báo, báo cáo định kì, yêu cầu các CTCK thực hiện báo cáo về tình hình vay vốn từ các TCTD cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)