Nhu cầu huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 50)

Mỗi công ty chứng khoán khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nguồn vốn của các công ty chứng khoán sẽ bao gồm hai thành phần chính là vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn chủ sở hữu thường được hình thành từ vốn điều lệ và lợi nhuận không chia, vốn nợ được hình thành từ việc đi vay và phát hành trái phiếu. Chi tiết về cấu trúc nguồn vốn cơ bản của các công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam hiện nay được thể hiện trong bảng sau:

12 Điểm a và d khoản 3 điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Bảng 3: Mô tả cấu trúc nợ phải trả của các CTCK thông qua Báo cáo tài chính

A. NỢ PHẢI TRẢ

I. Nợ phải trả ngắn hạn

1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

1.1. Vay ngắn hạn

2. Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán 3. Phải trả người bán ngắn hạn

4. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 6. Phải trả người lao động

7. Các khoản trích nộp phúc lợi nhân viên 8. Chi phí phải trả ngắn hạn

9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 10. Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

11. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

II. Nợ phải trả dài hạn

1. Trái phiếu phát hành dài hạn 2. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

1.1. Vốn góp của chủ sở hữu a. Cổ phiếu phổ thông 1.2. Cổ phiếu quỹ

2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

3. Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ 4. Các quỹ khác thuộc Vốn chủ sở hữu

5. Lợi nhuận chưa phân phối

5.1 Lợi nhuận đã thực hiện 5.2 Lợi nhuận chưa thực hiện

Căn cứ vào bảng trên, ta có thể thấy rằng vốn của công ty chứng khoán đến từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn phải trả người bán, phải trả người lao động, phải trả nhà nước, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ ký cược, phát hành trái phiếu, vốn góp, lợi nhuận chưa phân phối, … Tuy nhiên, khi nghiên cứu kĩ vào bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình thực tế của các công ty thì chiếm tỷ trọng lớn là nguồn vay, phát hành trái phiếu và vốn chủ sở hữu. Bảng dưới đây sẽ thể hiện điều đó thông qua tình hình huy động vốn của các công ty chứng khoán theo báo cáo tài chính tới Q2.2021 của một số CTCK lớn trên thị trường hiện nay.

Bảng 4: Số dư nợ phải trả của các công ty chứng khoán tại thời điểm

30.06.202114 Đơn vị: tỷ đồng SSI VND VPS TCBS VCI HSC FPTS MBS Tổng tài sản 41,910 22,523 19,875 13,401 11,51 7 15,541 6,168 8,912 Nợ phải trả 30,510 17,688 14,691 5,747 6,214 10,736 3,610 5,855 Vay và nợ thuê tài sản chính ngắn hạn 27,578 11,506 11,302 4,049 3,904 8,968 1,085 3,902 Trái phiếu ngắn hạn 200 412 1,623 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 2 955 Trái phiếu dài hạn 550 431 585 Nợ khác 2,930 5,433 3,387 856 687 1,767 2,525 413 Vốn chủ sở hữu 15,539 8,534 6,121 8,137 5,451 9,169 3,724 3,057

Nguồn: Số liệu lấy từ BCTC bán niên 2021 của các CTCK tại website công bố

Như vậy, huy động vốn thông qua vay nợ trong các CTCK chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới hơn 80% tổng nợ của hầu hết các công ty chứng khoán. Còn lại sẽ thông qua hình thức phát hành trái phiếu ngắn hạn và dài hạn cùng một số hình thức huy động khác.

Chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam. GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28%. Mặc dù GDP quý III/2021 giảm sâu nhưng tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP vẫn đạt 1,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngoài khu vực dịch vụ giảm 0,69% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực dịch vụ vẫn đạt tăng trưởng dương lần lượt là 2,74% và 3,57% nhưng đều thấp hơn so với kỳ vọng.15

Các con số trên cho thấy, hầu hết nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid, ngoại trừ một số ngành nghề trong đó có lĩnh vực chứng khoán tăng trưởng nhanh và đều đặn cho thấy nhu cầu huy động vốn của các công ty chứng khoán không ngừng gia tăng. Nhu cầu huy động vốn của các công ty chứng khoán tăng cao chủ yếu là do hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán ngày càng sôi nổi và với số tiền lớn. Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ này thì các công ty chứng khoán không ngừng tìm cách huy động. Đầu tiên là huy động từ tổ chức tín dụng tiếp sau dó các cá nhân và tổ chức kinh tế có nguồn tiền nhàn rỗi trong khoảng thời gian ngắn và muốn thu được một mức lợi nhuận biết trước và an toàn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)