Ưu, nhược điểm công tác hoạch định nguồn nhân lực tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NHÂN lực TRONG CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

nguồn nhân lực tại công ty TNHH giải khát Coca-Cola

3.2.1. Ưu điểm:

Công ty luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo, trong bộ máy quản trị nhân lực của công ty đã thành lập hẳn một bộ phận đào tạo và dành một khoản ngân sách khá lớn cho hoạt động đào tạo, cụ thể:

Năm 2019 2020

Bảng 3. 6. Chi phí đào tạo qua các năm 2019, 2020.

Nguồn: Phòng nhân sự.

Qua bảng số liệu trên cho thấy chi phí cho họat động đào tạo hàng năm là tương đối lớn đặc bịêt chi phí đào tạo trung bình cho một lao động tăng đều qua các năm từ 7,6 (triệu đồng/người) năm 2019 lên 8 triệu đồng /người/năm vào năm 2020.

Đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo với các phương pháp, nội dung cho nhiều đối tượng khác nhau và đã thu được những thành công nhất định thể hiện ở năng suất lao động.

Đơn vị: Nghìn USD

Năm 2019 2020

Bảng 3. 7. Năng suất lao động

Nguồn: Phòng nhân sự

25

Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất lao động của công ty tăng mạnh qua từng năm. Điều này một phần do các nhân khác như: sau một thời gian xâm nhập thị trờng có được chỗ đứng vững chắc công ty đã thực hiện nâng gía bán sản phẩm khiến doanh thu tăng lên đáng kể. Nhưng một phần là do hiệu quả do hoạt động đào tạo đã góp phần nâng cao năng xuất lao động. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra Coca-Cola đánh giá tương đối chính xác công tác hoạch định nhân lực của công ty từ đó phát hiện kịp thời những sai lệch so với yêu cầu của công ty đã đề ra từ đó đề ra các phương pháp để khắc phục sai lệch không cần thiết đó.

Nhìn nhận tốt về các vấn đề nguồn nhân lực cho các quyết định về hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo.

3.2.2. Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm trong công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty TNHH Coca-Cola tại Việt Nam còn tồn tại một số nhược điểm như:

Việc quản lý học viên tại các lớp học tại các trường đại học còn lỏng lẻo. Hầu như chưa có một cơ chế nào được lập ra để theo dõi vịệc học tập của các học viên mà dựa chủ yếu vào ý thức tự giác của họ.

Trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng, chất lượng đào tạo còn chưa đáp ứng được với mục tiêu đặt ra. Nhân viên bán hàng chưa thực hiện được yêu cầu công vịêc thể hiện là doanh số bán hàng của nhân viên chưa đạt yêu cầu

Vẫn chưa đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực trong công ty. Do công ty đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của các thành viên trong hôi đồng của công ty, chưa dựa trên thực trạng của công ty cũng như sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: Kinh tế, nhân khẩu, công nghệ,…

Hiện nay, có rất ít Công ty hoạch định nhân lực trong dài hạn. Theo số liệu thống kê, ngày càng tăng cao, công ty cũng đã quan tâm và đề ra chiến lược nguồn nhân lực, nhưng có đến 85% trong tổng số doanh nghiệp thực hiện xác định nhu cầu dựa trên số lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng 15% là dựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô vốn,… Thêm vào đó, việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng chỉ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ không có sự tham gia của phòng nhân sự. Phòng nhân sự chỉ có chức năng nhận chỉ tiêu lao động và thực hiện việc tuyển dụng. Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola tại Việt Nam cũng đã xác định được nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngắn hạn và thường chỉ căn cứ vào thời điểm và nhu cầu hiện tại để ra quyết định về nhân lực. Nhưng với quy mô những chiến lược này còn rất sơ sài, chưa thực sự có chiến lược lâu dài về hoạch định nhân lực.

26

3.2.3. Nguyên nhân:

Có thể nói công ty Coca–Cola đã quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển NNL thể hiện qua chi phí đào tạo cho một lao động ngày càng tăng. Nhưng hoạt động này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều đó là do một số nguyên nhân sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo trong công ty chưa chính xác đặc biệt ở bộ phận bán hàng thể hiện là kết quả thực hiện công vịêc của nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa tiến hành xác định chính xác ai lên đào tạo, đào tạo nội dung gì, trong thời gian bao lâu, tại địa điểm nào và do ai đào tạo.

- Chưa áp dụng các phương pháp mới vào đào tạo để góp phần nâng cao hiệu quả như: phương pháp trò chơi quản trị, phương pháp đóng kịch.

- Chưa thăm dò nhu cầu, nguỵên vọng của học viên khi cử họ đi học để tăng tính chủ động của học viên.

- Chưa quản lý tốt hoạt động đào tạo về thời gian, số lượng học viên tại các lớp đào tạo

- Chưa tạo lên không khí hăng say học tập, chưa đưa lên phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng xuất chất lượng thực hiện công việc.

- Công ty chưa tổ chức đánh giá hiệu quả sau mỗi chương trình, mỗi quá trình đào tạo.

Do đó chưa thấy được công tác đào tạo đã áp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, chưa xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo cũng như lập ngân sách cho hoạt động đào tạo và rút kinh nghiệm cho các chương trình đạo tạo sau. Hiệu quả công tác sử dụng và quản trị nhân lực trong công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola còn khá thấp, chưa đáp ứng được tình hình phát triển một cách hết sức nhanh chóng của nền kinh tế cũng như yêu cầu về vấn đề sử dụng nhân lực hiện nay, khi mà khoa học công nghệ thay đổi liên tục, điều này đòi hỏi công ty cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lòng cốt giỏi về chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp và tư cách đạo đức đồng thời cũng phải luôn cập nhật được những xu hướng mới của thị trường công nghệ tiên tiến trên thế giới. Khi có chiến lược phát triển nhân lực một cách khoa học và bền vững lâu dài thì mới tận dụng được một các hiệu quả nhân lực trong công ty và mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doang nghiệp trong tương lai ngày càng lớn mạnh

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NHÂN lực TRONG CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w