Ưu nhược điểm của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NHÂN lực TRONG CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Coca-Cola:

5.2.1. Ưu điểm:

- Đã tổ chức nhiều chương trình đạo tạo với các phương pháp, nội dung cho nhiều đối tượng khác nhau và đã thu được những thành công nhất định thể hiện ở năng suất lao động (năng suất lao động tăng qua từng năm).

- Đã cố gắng xây dựng một đội ngũ quản trị viên thông qua chương trình huấn luyện, mà từ nhóm quản trị viên này sẽ chọn ra những quản trị viên cao cấp trong tương lai.

- Có sự đầu tư phát triển chuyên nghiệp, cung cấp cơ hội học hỏi để giúp nhân viên phát triển.

- Đã đưa ra chương trình quản lý đào tạo chuẩn.

- Cố gắng giao tiếp cởi mở với nhân viên về cái họ đang làm, tại sao nó ảnh hưởng đến họ như thế nào, tìm kiếm sự phản hồi và bất kể lo lắng nào từ nhân viên.

- Có cách quản lý ưu việt nhằm tạo nhân viên một tinh thần học tập tốt để hoàn thành mục tiêu đặt ra.

5.2.2. Nhược điểm:

Trong thị trường nước giả khát ngày càng gay gắt, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được công ty đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên hoạt động này còn một số tồn tại sau:

- Việc quản lý học viên tại các lớp học tại các trường đai học còn lỏng lẻo. Hầu như chưa có một cơ chế nào được lập ra đê theo dõi việc học tập của các học viên mà dựa chủ yếu vào tự giác của họ.

40

- Không lên danh sách những nhân viên sẽ được tham gia vào chương trình đào tạo và phát triển của công ty. Khi các nơi tổ chức các chương trình đào tạo về một nghiệp vụ chuyên môn nào đó, lúc đó công ty mới xét tuyển người để gởi đi đào tạo và phát triển.

- Các cán bộ công nhân viên có khả năng và nhu cầu học thêm để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thì phải tự trang trải tất cả.

- Công ty chưa lập được danh sách những nhân viên thực sự cần phải đào tạo.

5.2.3. Nguyên nhân:

- Xác định nhu cầu đào tạo trong công ty chưa chính xác đặc biệt ở bộ phận bán hàng thể hiện là kết quả thực hiện công việc của nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chưa tiến hành xác định ai là người nên được đào tạo.

- Chưa có phương pháp mới vào đạo tạo để góp phần nâng cao hiệu quả như: phương pháp trò chơi quản trị, phương pháp nhập vai.

- Chưa thăm dò nhu cầu, nguyện vọng của học viên khi cử họ đi học để tăng tính chủ động của học viên.

- Chưa quản lý tốt hoạt động đào tạo về thời gian, số lượng học viên tại các lớp.

- Chưa tạo không khí hăng say, chưa phát huy phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NHÂN lực TRONG CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w