Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Coca-

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NHÂN lực TRONG CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM (Trang 43 - 47)

triển nguồn nhân lực tại công ty Coca-Cola:

5.1.1. Xác định nhu cầu:

- Đào tạo cán bộ quản lý:

Công ty TNHH Coca – Cola Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để nâng cao khả năng cạnh tranh công ty luôn chú trọng đến yếu tố con người.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ và chất lượng đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển phải xác định được nhu cầu đào tạo.

Căn cứ vào đặc điểm của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nước giải khát, do nhiều yếu tố mà các chiến lược kinh doanh thay đổi rất nhanh đòi hỏi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải linh hoạt nên có sự thay đổi thuyên chuyên cán bộ quản lý giữa các phòng ban chức năng, giữa các vùng miền. Để thích ứng với sự thay đổi linh hoạt đó, công ty công ty cần có các dự kiến chương trình đào tạo để giúp các nhà quản lý có được kỹ năng, trình độ cần thiết để thực hiện công việc.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các phương pháp, các kỹ năng quan trị mới đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định khi cần thiết, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích ứng nhanh môi trường làm việc áp lực cao, biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

Và ở vị trí quản lý cần đòi hỏi phải làm việc với nhiều người, phải truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho cấp dưới, phải tạo được động lực để người lao động tích cực làm việc để nâng cao hiệu suất công việc, vì vậy người quản lý phải có cách thức quản lý mới sáng tạo, hiện đại hơn.

Để làm được điều này, nhà lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên học tập và tiếp cận những phương thức, cách thức quản lý khoa học hiện đại trên thế giới, không ngừng cải tiến kỹ năng và kiến thức của mình.

Tóm lại trên cơ sở các kế hoạch sản xuất do yêu cầu và đòi hỏi của công việc và nhu cầu muốn học hỏi nâng cao hiểu biết của nhân viên mà công ty xác định nhu cầu đào tạo.

- Đào tạo nhân viên bán hàng:

Lực lượng nhân viên bán hàng trực tiếp là bộ mặt của công ty. Là người trực tiếp gặp gỡ khách hàng nên họ cần phải có khả năng nhận thức về công ty, về sản phẩm và về sự cạnh tranh. Những kiến thức này giúp cho nhân viên trả lời câu hỏi của khách hàng tốt hơn. Đồng thời họ cũng cần phải được trang bị các kỹ thuật và kỹ năng bán hàng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng chăm sóc khách hàng để thực hiện công việc có hiệu quả cao hơn, tăng năng suất hơn.

36

Vì những lý do trên, công ty luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng.

- Đào tạo nhân công:

Do yêu cầu sản xuất của công ty là sản xuất các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế trên những máy mọc thiệt bị hiện đại nên việc đào tạo đội ngũ nhân công để vận hành luôn được coi trọng. Công ty đã xác định nhu cầu đào tạo mới và đào tạo lại với tổng số 158 lượt, để sử dụng trang thiết bị máy móc mới đặc biệt khi co dây truyền thiết bị máy móc sản xuất các sản phẩm mới được đưa vào sử dụng.

- Tổ chức thực hiện:

Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của công ty, bộ phận nhân sự tiến hành lập kế hoạch đào tạo trình giám đốc công ty phê duyệt.

- Cán bộ quản lý:

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ lanh đạo cao cấp trong công ty đồng thời cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho đội ngũ lãnh đạo trong năm qua công ty đã cử một số cán bộ cao cấp tham gia một số khóa đào tạo như sau:

- Nghệ thuật lãnh đạo

- Giải quyết những căng thẳng trong quản trị

- Quản trị thay đổi

Các khóa học được tổ chức tại trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM với sự hợp tác của các trường đại học nước ngoài.

Bên cạnh đó công ty cũng rất coi trọng việc đào tạo cho đội ngũ quản lý nếu việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện công việc cho đội ngũ cán bộ quản lý được quan tâm đặc biệt. Lực lượng quản lý được tham gia nhiều khóa học với số lượt học viên tham gai đông đảo, cụ thể:

Quản lý các bộ phận được tham gia các khóa đào tạo sau:

+ Đánh giá thực hiện công việc: số người tham gia 6.

+ Quá trình tuyển dụng nhân viên: số người tham gia 4.

+ Kỹ thuật động viên kích thích người lao động: số người tham gia 4

Các khóa học trên được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM và ACCA.

Quản lý ở bộ phận bán hàng đưuọc tham gia các khóa đào tạo sau:

+ Kỹ năng giao tiếp: số người tham gia 83.

+ Kỹ năng xây dựng đội: số người tham gia 38.

+ Quản trị thời gian: số người tham gia 53.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: số người tham gia 72.

37

+ Kỹ năng lắng nghe thuyết phục: số người tham gia 63.

+ Kỹ năng ra và thực hiện quyết định: số người tham gia 27.

Các khóa học này được tổ chức phối hợp giữa các chuyên gia ở các trường đại học, các công ty cung ứng dịch vụ đào tạo và bộ phận đào tạo trong công ty thực hiện.

Quan các số liệu trên, cho thấy công ty luôn chú trọng đến công việc đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý ở tất cả các bộ phận với nhiều nội dung đào tạo đặt biệt ở bộ phận bán hàng. Điều này một lần nữa phán ánh tầm quan trọng của lực lượng quản lý bán hàng trong chiến lược kinh doanh của công ty.

- Nhân viên bán hàng:

Đào tạo tập trung: Công ty đã tổ chức đào tạo tập trung cho tất cả các nhân viên bán hàng với các kiến thức, kỹ năng bới các nhà đào tạo trong công ty về thị trường, về công việc bán hàng.

Đào tạo trên thị trường: Đây là hoạt động được tiến hành thường xuyên bởi các nhà quản lý trực tiếp. Trong thời gian này nhà quản lý đã hướng dẫn đào tạo nhân viên bán hàng các cách giải quyết tình huống trên thị trường để họ thực hiện tốt công việc hơn.

Dạy nghề cho nhân viên mới: Hàng năm do nhu cầu của kinh doanh, công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới. Số nhân viên mới tuyển sẽ được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn trong vòng 1 tháng. Thời gian học tập kinh nghiệm và làm quen với công việc diễn ra ở chính những nơi họ sẽ làm việc. Khi kết thúc thời gian tập huấn cho nhân viên mới, các phòng ban sẽ thông báo lên công ty để cán bộ phòng nhân sự, xuống tận nơi kiểm tra việc nhân viên làm thực tế.

Đối với nhân viên bán hàng, công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ bán hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, và khi có những sản phảm mới ra đời thì nhân viên bán hàng phải hiểu rõ về công dụng của những sản phẩm đó để tư vấn bán cho khách hàng. Ngoài ra công ty đã tiến hành phân tích thực nghiệm bằng cách ghi lại kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm. Sau đó, kết quả ghi lại ở sau khi được đào tạo được so sánh với trước khi đào tạo.

- Công nhân:

Công ty áp dụng phương pháp đào tạo kèm cặp dạy nghề tại công ty. Do đó đã tận dụng được các cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có nhằm giảm chi phí đào tạo nói riêng cũng như chi phí kinh doanh của công ty nói chung. Công nhân được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua việc thực hiện thực tế dưới sự hướng dẫn trực tiếp của những giảng viên. Công ty có hình thức khen thưởng động viên đối với những công nhân nào đạt kết quả học tập khá - giỏi.

- Ngân sách đào tạo:

Chi phí cho công tác đào tạo và phát triển nhân lực bao gồm nhiều loại khác nhau:

38

+ Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như: khấu hao tài sản cố định phục vụ đào tạo, phát triển, trang bị kỹ thuật, thiệt bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.

+ Chi phí cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác gảng dạy, đào tạo, phát triển như: chi phí cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ...

+ Tiền trả cho các tổ chức, cá nhân mà doanh nghiệp thuê họ đào tạo.

+ Chi phí cơ hội: đây là loại chi phí khó xác định bao gồm chi phí cơ hội của doanh nghiệp và chi phí cơ hội của học viên.

Công ty luôn quan tâm đến hoạt động đào tạo. Trong bộ máy quản trị nhân lực của công ty đã thành lập hẳn một bộ phận đào tạo và dành một khoản ngân sách khá lớn cho hoạt động đào tạo.

Cụ thể, Coca-Cola là luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao năng lực nhân lực địa phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hiện nay, Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000 nhân viên tại Việt Nam. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương đương hơn 30.000 triệu đồng Việt Nam) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước.

Năm

2019 2020

Bảng 5. 1. Chi phí đào tạo qua các năm 2019, 2020

Nguồn: Phòng kế toán Coca-Cola

- Đánh giá kết quả đào tạo:

Để thực hiện tốt công tác này công ty có những cách, có những phương pháp đánh giá thích hợp:

+ Đối với cán bộ quản lý: Thì hoạt động đào tạo chủ yếu là các lớp đào tạo, ngắn hạn thường là thời gian dưới một tuần nên công ty không thể dựa vào kết quả học tập hay là kết quả làm việc của các học viên để đánh giá hiệu quả bởi vì hai tiêu thức này xác định rất khó mà ta phải dựa vào tiêu thức sự phản ứng của học viên, để xác định phản ứng của các học viên thì có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn hoặc dùng bảng hỏi sẽ là hợp lý việc thiết kế các bảng hỏi thì tuỳ thuộc vào từng chuyên môn kỹ thuật.

+ Đối với công nhân viên thì chúng ta có thể sử dụng hai tiêu thức là: phản ứng và kết quả làm việc của công nhân sau khoá đào tạo, về phản ứng thì cũng như đối với cán bộ. Còn dựa vào kết quả làm việc của các học viên: Để xác định sự thay đổi về hiệu quả làm việc của công nhân trước và sau khoá đào tạo chúng ta có thể dựa vào số liệu thống kê kết quả làm việc.

39

Nhìn chung công tác đào tạo nguồn nhân lực ở công ty đã được quan tâm và thực hiện phần nào có hiệu quả. Điều này được thể hiện phần nào ở những đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên công ty đối với các hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm, đời sống, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Nhờ được đào tạo và phát triển mà đội ngũ lao động ngày càng phát huy được những kiến thức đã được trang bị để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh tạo ra nhiều sáng kiến cải tiến. Trình độ nhân viên tăng lên làm cho năng suất chất lượng sản phẩm tăng lên, đời sống của nhân viên không ngừng được cải thiện. Cán bộ công nhân viên không ngừng phát huy khả năng, công sức, trí tuệ và tinh thần đoàn kết nhằm thực hiện các mục tiêu của công ty.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, công ty cần phải tích cực đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ cao và tỷ lệ công nhân có tay nghề cao. Có như vậy việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty mới có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUẢN TRỊ NHÂN lực TRONG CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w