Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng khiếu nại về đất đai tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai. (Trang 47 - 53)

LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai đai tại tỉnh Lào Cai

2.2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và sự ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 250km về phía tây bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 6.383.9km2, gồm 1 thành phố và 8 huyện, dân số toàn tỉnh là 656.900 người với 25 dân tộc như: Hmông, Dao, Kinh, Xá phó, Tày, Giáy… Với hai vùng khí hậu đặc trưng là nhiệt đới và ôn đới, vì vậy rất phù hợp với việc phát triển các cây trồng, vật nuôi đặc hữu, mang lại giá trị kinh tế cao. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và rừng rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại có chất lượng cao, trữ lượng lớn. Lào Cai là tỉnh được đánh giá là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và tuyển khoáng. Lào Cai là miền đất có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, hấp dẫn (SaPa, Bắc Hà), có nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời (Đền Bảo Hà, Dinh thự Hoàng A Tưởng…).

Trong 5 năm 2016 - 2020, nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các lợi thế về cửa khẩu, công nghiệp, dịch vụ được khai thác hiệu quả đã và đang tạo bước phát triển mạnh cho tỉnh Lào Cai. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) duy trì ở mức cao (14,1%/năm); GDP bình quân đầu người tính đến hết năm 2016 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2011 (đạt 39,4 triệu đồng/người). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 15,7%, công nghiệp và xây dựng chiếm 43,1%, dịch vụ chiếm 41,2%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 14.892 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2015 (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lào Cai, 2021, 30 năm Lào Cai sáng tạo)

Về giáo dục đào tạo, tỉnh Lào Cai là một trong những tỉnh hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở sớm trong cả nước, đồng thời duy trì được kết quả phổ cập giáo dục và đạt chất lượng giáo dục cao. Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng nhiều góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống y tế được củng cố và mở rộng, cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư hiện đại, chất lượng y tế ngày càng được nâng cao, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo ngày càng được chú trọng.

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng đề ra, tỉnh Lào Cai đã xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài, tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho nhân dân.

2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào Cai ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Thứ nhất, tỷ lệ khiếu nại về đất đai, giải quyết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm tỷ lệ cao do quá trình thu hồi đất để thực hiện các dự án

Lào Cai trong những năm gần đây có những phát triển về kinh tế, một số huyện như Sa Pa, Bảo Yên, Thành phố Lào Cai… lại có những lợi thế riêng về địa lý để phát triển du lịch, văn hóa... Chính vì vậy, trên địa bàn tỉnh nói chung, các huyện nói riêng đang thu hút rất nhiều dự án vào đầu tư, khai thác, sử dụng. Đáng kể nhất là các dự án với quy mô lớn như: Cáp treo Phanxipan, Khu du lịch tâm linh Đền Bảo Hà; Khu dự án Bitexco, Kosy Lào Cai… Để thực hiện các dự án trên, việc thu hồi đất để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay phát triển kinh tế là một phần tất yếu để phát triển đất nước, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người sử dụng đất. Có thể nói, trong những năm gần đây, vấn đề thu hồi đất tại Lào Cai đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan được ban hành, các vụ việc có tính chất lớn, phức tạp ít xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thu hồi đất, bồi thường sau khi thu hồi đất vẫn bộc lộ một số bất cập, chính vì vậy, đã dẫn đến nhiều khiếu nại quyết định hành chính có liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư của người dân có xu hướng tăng và phức tạp.

Thứ hai, sự phát triển quá nhanh về thu hút đầu tư đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai.

Lào Cai đang trong giai đoạn phát triển, với quá nhiều dự án đầu tư cùng được phê duyệt, triển khai thực hiện, … những điều kiện này đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường. Việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý nhà nước về đất đai cũng như thực hiện giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá thị trường. Đầu tư phát triển mà chưa cân nhắc đến hiệu quả, chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa được thực sự khoa học, thiếu sự quan tâm đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi người dân.

Công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật về đất đai trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất gặp nhiều khó

khăn đối với các trường hợp đất đã có các Quyết định thu hồi đất sau Thanh tra và sự không thống nhất, không công bằng về chính sách bồi thường, hỗ trợ giữa những hộ sử dụng đất cùng thời điểm nhưng những hộ có Quyết định thu hồi sau Thanh tra không được xem xét bồi thường như những hộ không có Quyết định thu hồi sau Thanh tra.

Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai của trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Thứ ba, là tỉnh có nhiều huyện miền núi, đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí còn thấp do đó cũng ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại về đất đai.

Do điều kiện địa lý tỉnh miền núi, chính vì vậy đội ngũ cán bộ cán bộ làm công tác về quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai tại địa phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách, chế độ đền bù, hỗ trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thu hồi đất. Trong quá trình thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, nhiều nơi lại bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân được thu hồi đất. Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.

Mặc khác, do ảnh hưởng từ những yếu tố như địa lý, tập quán lạc hậu, nhận thức của người dân đối với pháp luật về đất đai và khiếu nại về đất đai cũng có những hạn chế, đây là yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

* Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã nảy sinh nhiều khiếu nại về đất đai, đặc biệt là các khiếu nại về công tác thu hồi đất, các chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khiến tình trạng khiếu nại của công dân vẫn diễn biến khá phức tạp. Trước tình hình trên, Lào Cai đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tình hình khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ngày càng diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là trong khiếu nại về lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng; có hiện tượng khiếu nại có tổ chức, có kích động, xúi giục khiếu nại, do vậy mức độ có phần gay gắt, có thể phát sinh khiếu nại đông người, nội dung chủ yếu khiếu nại liên quan đến các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương như: Dự án Cáp treo Phanxipan, Khu Biteco… Tình hình khiếu nại phức tạp liên quan đến xảy ra bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư của Lào Cai.

Từ năm 2016 đến năm 2020, toàn tỉnh đã tiếp đón, giải thích, hướng dẫn cho gần 19.557 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và đề nghị; tập trung xử lý đơn đạt kết quả cao (Báo cáo số 529/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai Báo cáo công tác quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2010 – 2021).

Riêng năm 2020, toàn tỉnh đã tiếp 5.128 lượt với 6.764 người đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Trong đó, tiếp công dân thường xuyên là 3.373 lượt, 221 đoàn đông người với 1.881 người; tiếp định kỳ, đột xuất của lãnh đạo là 1.755 lượt với 2.301 người, 51 đoàn đông người với 374 người.

Nội dung vụ việc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu tranh chấp về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, các lĩnh vực hành chính, tư pháp, chính sách... Tỉnh cũng đã tiếp nhận 4.037 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, trong đó, 3350 là đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về đất đai. Qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi về cho nhà nước hơn 500 triệu đồng, trả lại cho công dân 375 triệu đồng và 100m2 đất... Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh thời gian qua bảo đảm đúng quy định pháp luật, các đơn thư được xem xét thấu tình đạt lý, nhiều vụ việc xảy ra được giải quyết ngay từ cơ sở; đã hạn chế được việc xảy ra những điểm “nóng” về khiếu kiện phức tạp, đơn thư vượt cấp giảm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Bảng 2.1: Tổng hợp khiếu nại, kiến nghị, phản ánh liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2016-2020

Năm Tổng số đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh

Đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về đất đai Tỷ lệ% 2016 3564 2780 78 2017 3785 3217 85 2018 4056 3244 80 2019 4115 3448 83 2020 4037 3350 83 Tổng 19557 16039 82

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo về khiếu nại đất đai tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020.

Từ số liệu Bảng 2.1 có thể thấy, các vụ việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về đất đai giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ lệ cao (từ 78 đến 85% tổng số đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh). Riêng trong ba năm gần đây tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận hơn 12.200 đơn, thư khiếu nại, kiến nghị, tố cáo từ nhiều nguồn (năm 2020 tiếp nhận 4.037 đơn, thư). Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiếp gần 14.300 lượt công dân, trong đó có 71 đoàn đông người.

Trong 03 năm, toàn Tỉnh đã tham mưu xử lý 12.187 đơn thư. Trong đó đã xử lý 2.805 đơn khiếu nại, 672 đơn tố cáo và 8.810 đơn kiến nghị, phản ánh khác.

Theo Báo cáo của Thanh tra tỉnh: “Nội dung kiến nghị, khiếu nại của công dân tập trung ở lĩnh vực đất đai. Thực tế cho thấy tình trạng đơn thư KNTC ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai có thời kỳ gia tăng, diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc giải quyết KNTC, chưa coi trọng tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc và giải quyết triệt để vấn đề khi mới phát sinh. Một số địa bàn chậm triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ... Nguyên nhân của tình hình

nêu trên do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn phát triển nhanh; quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp; các dự án lớn được triển khai xây dựng nhiều; một số chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi, nhất là trong lĩnh vực đất đai, về chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư... chưa phù hợp. Trong đó, yếu tố có tính chất quan trọng hơn cả là những mặt hạn chế của người thực thi công vụ. Phẩm chất, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị chuyên ngành, liên quan công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC chưa ngang tầm với tình hình, nhiệm vụ. Là tỉnh miền núi, biên giới, khi hiểu biết về pháp luật của một bộ phận dân cư hạn chế nhưng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được quan tâm đúng mức; mặt khác, một số đối tượng lợi dụng quyền KNTC, lợi dụng dân chủ, lợi ích cá nhân cố tình KNTC kéo dài, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội” (Báo cáo Thanh tra tỉnh Lào Cai)

Tuy nhiên, trong thực tế công tác giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai. (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w