Những kết quả đạt được trong giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Lào

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai. (Trang 53 - 73)

tỉnh Lào Cai và nguyên nhân

* Những kết quả đạt được

Thứ nhất, công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai được quan tâm.

Theo Kế hoạch thực hiện Đề án về “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa bằng các Kế hoạch cụ thể hàng năm nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai. Qua thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020, các ngành chức năng đã phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tuyên truyền được 6332 cuộc, 40.461 lượt người

(UBND tỉnh Lào Cai – Báo cáo số 529/BC-UBND ngày 06/9/2021, báo cáo về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 đến tháng 6/2021)

Cùng với đó, trong thời gian qua các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau nhưng qua khảo sát thì cách tuyên truyền mà người dân tiếp nhận được nhiều kiến thức nhất là thông qua các chương trình, bài viết trên báo, đài, truyền hình, cách này được đa phần người dân ủng hộ; một biện pháp tuyên truyền cũng được ủng hộ rất cao đó là cách tuyên truyền thông qua các buổi họp dân ở địa phương.

Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND các huyện của tỉnh Lào Cai được chú trọng thực hiện .

Quán triệt và thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành. Hằng năm, UBND tỉnh Lào Cai luôn chỉ đạo sát sao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó đặc biệt là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn toàn tỉnh. Riêng tại các huyện, UBND cấp huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và UBND các xã, thị trấn tổ chức sơ kết, tổng kết công tác giải quyết khiếu nại đất đai 6 tháng, 9 tháng, 01 năm; qua đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực khiếu nại về đất đai, hằng năm, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai thường xuyên chỉ đạo Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai; thường xuyên tập hợp Tổ tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác hỗ trợ giải quyết khiếu nại của Tỉnh Lào Cai trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh phức tạp liên quan đến đất đai; thực hiện việc tư vấn, đối thoại với công dân nhằm giải đáp, giải quyết các vấn đề liên

quan đến đất đai; thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý và xử lý trách nhiệm, tổ chức và cá nhân liên quan đến lĩnh vực lĩnh vực khiếu nại về đất đai...

Chính các hoạt động tích cực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại về đất đai như vậy đã góp phần làm cho công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai đạt được những kết quả tích cực, góp phần xác định cơ chế hiệu quả hơn trong việc đảm bảo lợi ích của những người có đất bị thu hồi.

Có thể nói, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai từ năm 2016 đến năm 2020 đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các huyện rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cả hệ thống chính trị đã “vào cuộc”, vì vậy đã đạt được những kết quả nhất định. Điều này đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức có thẩm quyền đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai; nhiều nơi đã xác định chỉ đạo giải quyết khiếu nại về đất đai là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của đơn vị. Công tác kiểm tra trách nhiệm với công tác giải quyết khiếu nại ở địa phương cũng được quan tâm nên có những chuyển biến tích cực.

Thứ ba, công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai được thực hiện tốt

Các quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, được tỉnh Lào Cai thực hiện nghiêm túc, có sáng tạo. Trụ sở tiếp công dân được thành lập ở cấp tỉnh và mỗi huyện, được xác định là nơi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với chính quyền địa phương.

Ban tiếp công dân cấp huyện do UBND cấp huyện thành lập, trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện, do một Phó Chánh Thanh tra huyện phụ trách (Việc này được thực hiện thí điểm và có khác so với Luật Tiếp công dân năm 2013: Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân cấp huyện)

“Ban tiếp công dân cấp huyện tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp huyện; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cấp huyện, những vấn đề cần báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện cho ý kiến chỉ đạo; về

chủ trương, quyết định của UBND cấp huyện và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này”. (Luật Tiếp Công dân 2013)

Chủ tịch UBND cấp huyện đảm bảo trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 02 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Tiếp công dân. Tại trụ sở Tiếp công dân ở UBND cấp huyện đều có nội quy tiếp công dân do Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành nội quy tiếp công dân.

Có thể nói, công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất của UBND tỉnh Lào Cai được thực hiện đúng quy định của pháp luật; qua quá trình tiếp công dân đã hạn chế được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà cho người đi khiếu nại. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh, UBND Huyện, Phòng Thanh Tra, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Tổ công tác hỗ trợ giải quyết khiếu nại của Tỉnh Lào Cai, UBND các xã, thị trấn đều bố trí tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận đơn thư khiếu nại về đất đai và giải thích chính sách, pháp luật cho nhân dân. Nội dung tiếp công dân chủ yếu đó là, người dân đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp về quyền sử dụng đất, giá trị bồi thường quyền sử dụng đất tại các phương án bồi thường, giải tỏa, hỗ trợ, tái định cư. Qua công tác tiếp công dân, các cơ quan đã giải thích, tuyên truyền chính sách, pháp luật về Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo...

Qua quá trình tiếp công dân, UBND tỉnh và các huyện đã kịp thời giải thích, hỗ trợ, hướng dẫn hàng nghìn lượt người thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan đến khiếu nại hành chính về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Qua tiếp công dân từ 2016 - 2020, đã kịp thời tiếp nhận và chuyến đến các cơ quan chức năng, thẩm tra, xác minh, giải quyết tổng số đơn liên quan đến đất đai là gần 7000 đơn. Trong đó, phần lớn đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện liên quan chủ yếu đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.Trên cơ sở tiếp nhận đơn thư khiếu nại, khiếu kiện

qua các phương thức khác nhau như tiếp công dân, qua các cơ quan chức năng đã kịp thời xử lý, kiến nghị, tham mưu xác minh, xử lý tất cả các đơn thư liên quan đến đất đai trên địa bàn. Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các cơ quan chức năng đã giải quyết số lượng đơn thư khiếu nại và tranh chấp đất đai với tỷ lệ hàng năm đạt khoảng gần 80%.

Bảng 2.2: Tổng hợp khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND 05 huyện ở tỉnh Lào Cai từ năm 2016-2020

(PK: Phản ánh, kiến nghị; KN:Khiếu nại; đơn vị tính: đơn)

Huyện 2016 2017 2018 2019 2020 PK KN PK KN PK KN PK KN PK KN Thành Phố 460 47 520 55 578 58 630 65 580 72 Sa Pa 608 14 602 16 350 08 268 10 668 12 Bảo Thắng 95 06 98 07 127 05 86 04 75 01 Bát Xát 50 08 70 10 52 06 39 13 34 14 Bảo Yên 51 03 75 05 91 07 86 07 115 10 Tổng 1264 78 1365 93 1148 84 1109 99 1472 109

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại của thành phố Lào Cai, các huyện Sa Pa, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên của tỉnh Lào

Cai giai đoạn 2016-2020

Trong nội dung khiếu nại đất đai, chủ yếu tập trung vào khiếu nại về bồi thường, giải tỏa, hỗ trợ tái định cư; các trường hợp tranh chấp đất đai, khiếu nại về liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại đòi lại đất cũ, khiếu nại quyết định hành chính liên quan chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Đơn cử như năm 2019, tổng số đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền Huyện Sa Pa phải giải quyết là 278 đơn, trong đó có 10 đơn khiếu nại liên quan đến đất đai; 268 đơn

kiến nghị, phản ánh liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất (Thanh tra huyện SaPa, 2019).

Ủy ban nhân dân các huyện, Chủ tịch UBND các huyện trong thẩm quyền của mình cũng đã kịp thời chỉ đạo các phòng ban, cơ quan chức năng, đặc biệt là UBND các xã, thị trấn kịp thời tiếp nhận các đơn khiếu nại, tổ chức hòa giải tại chỗ các vụ việc phát sinh cụ thể liên quan đến đất đai, trong đó chú trọng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn.

Với tình hình thu hồi đất lớn để thực hiện nhiều dự án phát triển quan trọng trên toàn tỉnh trong thời gian qua, việc xảy ra khiếu kiện đông người là không thể tránh khỏi, song trong giai đoạn 2016-2020, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tỉnh Lào Cai cũng đã giải quyết khá tốt tình trạng khiếu kiện đông người, không có các vụ việc lớn có tính chất phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự; tỷ lệ các vụ việc giải quyết khiếu nại đông người cũng luôn đạt kết quả cao, trong đó, các vụ việc không trong thẩm quyền giải quyết đều được chỉ đạo quyết liệt việc kiến nghị lên cấp trên khẩn trương giải quyết nhằm tránh phát sinh các trường hợp phức tạp.

Nhìn chung, với những cố gắng của các cơ quan chức năng, sự giúp đỡ của cấp trên, trong giai đoạn 2016-2020 công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang nhận được sự đồng tình cao trong người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai cơ bản đảm bảo quy trình, quyết định giải quyết khiếu nại góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào nề nếp; UBND các huyện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã giải quyết kịp thời được số lượng lớn đơn khiếu nại về đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chất lượng giải quyết đã được nâng lên; nhiều vụ việc khiếu nại gay gắt, bức xúc, phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

xử

Thứ năm, các khiếu nại về đất đai tồn đọng, phức tạp, kéo dài được tập trung

Bên cạnh việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại về đất khi có hiệu lực, các cơ quan chức năng còn tiến hành kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại tồn đọng kéo dài nhiều năm, các quyết định chưa thực hiện được trên địa bàn theo kế hoạch thường xuyên, đột xuất từ Thanh tra Chính phủ, UBND Tỉnh, Thanh Tra tỉnh, kịp thời kiến nghị các thức thực hiện dứt điểm các quyết định liên quan.

Qua quá trình thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai khi có hiệu lực, các cơ quan chức năng ở các huyện đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, tổ chức và công dân hàng nghìn m2 đất, hàng tỷ đồng và các quyền lợi liên quan khác. Trước tình hình khiếu nại về đất đai khá phức tạp nêu trên, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh, nội dung của Quyết định này quy định hỗ trợ một phần giá trị quyền sử dụng đất cho các hộ có Quyết định thu hồi sau Thanh tra bị ảnh hưởng bởi các dự án được phê duyệt. Qua đó, nhằm ổn định đời sống và bù đắp một phần công sức sử dụng đất cho các hộ dân để từ đó họ có nơi tái định cư và có một phần tài sản ổn định cuộc sống.

* Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được

Một là, công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai; của huyện ủy, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thực hiện tập trung và quyết liệt, UBND tỉnh, huyện đã có nhiều chủ trương và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời, chỉ đạo chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại.

Hai là, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn các huyện, Cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng, nỗ lực giải quyết được khối lượng lớn vụ việc khiếu nại mới phát sinh và nhiều vụ khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài. Công tác thanh tra, kiểm tra về giải quyết khiếu nại được chú trọng thực hiện. Công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại về đất đai đã được UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai chú trọng tổ chức.

Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng theo nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân được quan tâm thực hiện tốt, từ đó đã tạo sự chuyển biến về nhận thức pháp luật khiếu nại từ cơ sở, giúp cán bộ và nhân dân thực hiện quyền khiếu nại đúng quy định của pháp luật, giảm bớt tình trạng khiếu nại không có căn cứ, kéo dài, đông người, vượt cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại ngày càng được chú trọng hơn, số lượng cán bộ, công chức được đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản tăng qua từng năm, chất lượng đào tạo từng bước được củng cố.

2.2.2.2. Những hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai và nguyên nhân

* Những hạn chế

Thứ nhất, công tác tuyên truyền về pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại của các cơ quan chức năng còn khá đơn

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai. (Trang 53 - 73)