tỉnh Lào Cai
3.2.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai
Các cơ quan ban ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương và nghị quyết của Đảng có liên quan đến đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan chức năng và UBND các huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính lần đầu và hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở.
Các cấp, các ngành nâng cao vai trò trách nhiệm, chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền. Đối với các vụ việc giải quyết khiếu nại tại các dự án giải tỏa, bồi thường phải thành lập Tổ xác minh, xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung về một đầu mối để tiếp nhận đơn, phân loại xử lý và phân công thẩm tra, xác minh đẩy nhanh tiến độ giải quyết khiếu nại nhằm giảm đến mức thấp nhất lượng đơn tồn đọng. Đối với các vụ có khiếu nại đông người, phức tạp chủ động nắm tình hình, diễn biến khiếu nại trên địa bàn và phối hợp với Tổ thường trực giải quyết khiếu nại đông người của tỉnh để giải quyết
dứt điểm.
Trong giải quyết khiếu nại các cấp, các ngành phải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác hòa giải, đối thoại, vận động, giáo dục, thuyết phục; cơ quan chức năng củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động, xúi giục, lôi kéo người dân khiếu nại không đúng pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm điều kiện vật chất, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về Luật Tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, các quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; quán triệt thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại theo chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND các huyện không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn. Thủ trưởng các cơ quan ban ngành, cấp huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân, kiện toàn về tổ chức nâng cao trách nhiệm tiếp công dân, bố trí lại cán bộ tiếp dân đảm bảo tiêu chuẩn, việc tiếp công dân phải có mở sổ theo dõi và ghi chép đầy đủ; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền, tránh tình trạng dây dưa kéo dài; đồng thời kiến nghị, phản ánh kịp thời những vụ việc có tính lôi kéo kích động, xúi giục về huyện để có hướng xử lý, hạn chế đơn khiếu nại vượt cấp.
Xây dựng đội ngũ công chức làm nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại QĐHC gồm nhiều nội dung, bắt đầu từ đổi mới khâu tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá, đề bạt, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, chế độ đãi ngộ...; tất cả đều phải nhằm tới xây dựng người công chức tham mưu giải quyết khiếu nại QĐHC vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…; Ngoài ra, công chức tham mưu giải quyết khiếu nại còn cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại giỏi về pháp luật, am hiểu sâu về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời với đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cần tăng cường giáo dục liêm chính để nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân.
Do công tác tiếp công dân xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại là những công việc đặc thù, chịu áp lực nặng nề và thường xuyên phải đối mặt với những xung đột về lợi ích giữa các bên có liên quan trong giải quyết khiếu nại, vì vậy, cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và tham mưu trong giải quyết khiếu nại cần được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư không chỉ là tiền lương, phụ cấp nghề mà còn là điều kiện, phương tiện làm việc, cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thi đua, khen thưởng...
3.2.2.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật về đất đai, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại; Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Do trình độ dân trí khác nhau, đặc điểm sinh hoạt từng nơi khác nhau nên sẽ có những sự lựa chọn khác nhau về cách tuyên truyền pháp luật. Nội dung tuyên truyền cần xoáy sâu vào các chính sách liên quan đến thu hồi, bồi thường, hỗ trợ - tái định cư và cách thực hiện quyền khiếu nại.
pháp luật về đất đai, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại cho nhân dân bảo đảm phù hợp với từng đối tượng và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của UBND từng huyện.
-Về nội dung, chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Nội dung, chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại cho nhân dân phải sát với thực tiễn, ngắn gọn, dễ nhớ, gắn với đặc thù của nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và trong sự phát triển chung của Tỉnh. Nội dung chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng phải bảo đảm kiến thức, hiểu biết chung về luật đất đai, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại. Những nội dung, chương trình này cũng là thước đo để đánh giá và có cơ sở để quy trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân có sai phạm.
Ngoài ra, UBND tỉnh, UBND huyện cũng cần mở những lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu và những kỹ năng áp dụng pháp luật về đất đai, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Cân đối giữa thời gian học lý thuyết trên lớp với thời gian thảo luận, ôn tập, thực hành nhằm có thời gian hợp lý để học viên tiếp thu kiến thức lý luận và có thời gian vận dụng lý luận vào thực tiễn. Trong mỗi chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng, cần thiết kế nội dung các bài tập tình huống và nghiệp vụ để học viên xử lý đúng chuyên ngành phù hợp pháp luật và thực tế, đồng thời trong nội dung chương trình sắp xếp thời gian hợp lý để học viên đi khảo sát thực tế ở các địa phương có các vụ việc phức tạp.
-Về hình thức giáo dục pháp luật
Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, làm cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thực sự có chiều sâu, đạt hiệu quả cao là đòi hỏi cấp bách hiện nay, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại cho nhân dân. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí của bà con nhân dân ở các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế, vì vậy cách truyền đạt phải thực sự linh hoạt mềm dẻo như: cần phối kết hợp với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; các chuyên gia làm công tác pháp
luật, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục, chương trình pháp luật của các báo, đài, nêu những tình huống đã xảy ra trong thực tiễn và những kỹ năng cơ bản để phòng tránh, chính điều này sẽ thu hút sự chú ý nhiều hơn của người nghe. Bên cạnh đó, cần có hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với đối tượng, phát huy những hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm về văn hoá, phong tục tập quán tài một số huyện vùng cao như tuyên truyền tại các phiên chợ…
Các cơ quan có chức năng tuyên truyền pháp luật cũng cần tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật về về đất đai, pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại cho nhân dân bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; các buổi tọa đàm, buổi nói chuyện chuyên đề; giới thiệu văn bản mới trong các buổi sinh hoạt thường kỳ; lồng ghép nội dung pháp luật trong các cuộc thi văn hoá, văn nghệ vv…
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại nói riêng, cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, UBND các huyện cần chú trọng phát triển hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý thông qua hình thức lập đoàn tuyên truyền xuống tận từng hộ dân trong khu vực thu hồi đất. Qua biện pháp tuyên truyền tại “điểm nóng” và đúng lúc diễn ra giải phóng mặt bằng thì người dân sẽ tiếp thu nhanh, thực hiện khiếu nại đúng pháp luật, đồng thời giảm bớt rất nhiều số vụ khiếu nại do người dân không am hiểu chính sách trong bồi thường, hỗ trợ - tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3.2.2.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong giải quyết khiếu nại đông người trong lĩnh vực đất đai
Tình trạng khiếu nại nhiều người diễn ra khá phổ biến, đòi hỏi Nhà nước phải xem xét, giải quyết để ổn định tình hình chính trị - xã hội. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý đối với loại khiếu nại này, Luật Khiếu nại đã quy định mới về khiếu nại nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người khiếu nại qua đơn, nhiều người đến khiếu nại trực tiếp, địa điểm để công dân thực hiện khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại nhiều
người. Trình tự, thủ tục giải quyết đối với khiếu nại nhiều người vẫn tuân theo trình tự, thủ tục chung như giải quyết đối với từng người.
Vấn đề nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 124/2020/NĐ-CP. Nghị định quy định cụ thể về số lượng người đại diện trình bày khiếu nại về cùng một nội dung, văn bản cử người đại diện (Điều 5, Điều 6). Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, nhất là khi việc phối hợp xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung còn không ít vướng mắc trong thực tiễn, Nghị định đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phối hợp xử lý vụ việc nhiều người cùng một nội dung ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và trách nhiệm phối hợp xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung vượt cấp lên Trung ương (từ Điều 7 đến Điều 11). Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng cơ quan có người đến khiếu nại, thủ trưởng cơ quan: công an, thanh tra, trụ sở, địa điểm tiếp công dân và thủ trưởng các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc phối hợp xử lý vụ việc nhiều người khiếu nại. Các cơ quan này tùy theo chức năng của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như: gặp gỡ, đối thoại với đại diện của những người khiếu nại; đảm bảo trật tự công cộng; cung cấp thông tin tài liệu theo yêu cầu; thụ lý đơn khiếu nại nếu thuộc thẩm quyền hoặc hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại; vận động thuyết phục, đưa người khiếu nại về nơi cư trú và xử lý các hành vi vi phạm trật tự công cộng.
Cơ quan thanh tra; các đơn vị liên quan như: Các Phòng chuyên môn; UBND các xã cần tăng cường phối hợp trong giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư để đảm bảo hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại. Trong sự phối hợp này có vai trò của cơ quan thanh tra cấp huyện là hết sức quan trọng xuất phát từ vị trí, vai trò đặc thù của nó trong giải quyết khiếu nại. Thông qua sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, giải quyết khiếu nại của công dân sẽ được tiến hành khẩn trương nhanh chóng, kịp thời và đúng trình tự của pháp luật. Từ đó tạo điều kiện cho nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và học viên thực hiện có hiệu quả quyền khiếu nại, tố cáo của mình.
3.2.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng; xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiến hại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại: Thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác quản lý. Thông qua thanh tra, kiểm tra, chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới và với đối tượng quản lý. Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, ngoài việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với UBND các huyện, các chủ tịch xã.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, nhằm nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp với rà soát chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài. Trước hết, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật và xây dựng cơ chế phối hợp đề các chủ thể có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra: giám sát thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời, cần có chế tài xử lý những vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Thứ nhất, về thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại ở UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cần:
- Thanh tra trách nhiệm trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước.