- Thống kê các số liệu đã thu thập được như công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp chuyển quyền, thu hồi đất,v.v…
- Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra.
- Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét.
20
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thụy Lôi, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thụy Lôi là một trong 15 xã, thị trấn của huyện Tiên Lữ với tổng diện tích hành chính theo số liệu 1/1/2015 là 538,10 ha chiếm 6,86 % so với tổng diện tích tự nhiên của huyện, xã có đường ĐT 376, đường ĐH 82, đường ĐH 83 chạy qua (UBND xã Thụy Lôi, 2015)[11]
Xã có tọa độ địa lý nằm trong khoảng
- Từ 20 0 37’ 30” đến 200 41’ 00” vĩ độ Bắc. - Từ 1060 08’ 30” đến 1060 10’30” kinh độ Đông. Xã có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Trung Dũng. - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình - Phía Đông giáp xã Cương Chính. - Phía Tây giáp xã Đức Thắng
4.1.1.2. Khí hậu
Khí hậu của xã mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm được phân làm bốn mùa rõ rệt.
Qua số liệu thống kê của đài khí tượng thủy văn cho thấy mấy năm gần đây nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50 C, nhiệt độ hàng tháng bình quân cao nhất là 29,5 0C (vào tháng 6 và 7), nhiệt độ tháng bình quân thấp nhất là 100C (tháng 12 và tháng 1). Cá biệt có những năm thời tiết biến động bất thường như nhiệt độ lên quá cao hay giảm xuống quá thấp kéo dài trong vài
21
ba ngày. Những hiện tượng bất thường trên gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã.
4.1.1.3. Địa hình
Xã Thụy Lôi thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đất đai không được bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Nhìn chung địa hình đồng ruộng của xã có độ cao thấp không đều, mà có sự chênh lệch về cốt đất, đất đai của xã có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
4.1.1.4. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở xã được lấy từ 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nước ngầm
- Nguồn nước mặt:
Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao, hồ, kênh mương nội đồng và nguồn nước được lấy từ sông Luộc qua hệ thống trạm bơm và kênh, mương nội đồng để cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm:
Theo đánh giá của cục địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một số giếng khoan, nguồn nước ngầm của xã khá dồi dào.
Về mùa khô nước ngầm ở độ sau 8-10m. Về mùa mưa nước ngầm ở độ sâu 4-6m.
Nguồn nước ở đây không bị ô nhiễm nhưng hàm lượng (Fe+2) trong nước cao, nếu được xử lý tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
4.1.1.5. Tài nguyên nhân văn
Thụy Lôi là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng; có tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm
22
chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên, luôn hoà đồng, gắn bó, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, bài trừ các hủ tục lạc hậu nhằm tiến tới một đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, quyết tâm học hỏi, tiếp thu những tiến bộ khoa học mới trong sản xuất và quản lý xã hội. Đội ngũ cán bộ có trình độ, trẻ, năng động nhiệt tình, đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế - xã hội.
Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội; là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng xã Thụy Lôi ngày càng giàu đẹp và văn minh.
4.1.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh thái môi trường.
Ngành nghề chủ yếu của xã Thụy Lôi là nông nghiệp nên chưa chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa, do đó môi trường của xã chưa xuất hiện sự ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng như việc phát triển các mô hình gia trại chăn nuôi chưa theo quy hoạch đã ảnh hưởng phần nào đến môi trường đất, nước và không khí.
Về lâu dài, cùng với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn thì việc bố trí các khu dân cư, quy hoạch các khu thu gom và xử lý chất thải cần được quan tâm đặc biệt để tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan trên địa bàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Trong những năm qua hoà nhập chung với tình hình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, nền kinh tế của xã đã
23
chuyển biến mạnh và phát triển khá trên tất cả các lĩnh vực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Nền kinh tế của xã trong có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Kết quả đạt được như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19%/năm (mức tăng trưởng khá cao do giá cả của một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm 2010, đặc biệt là lương thực và thực phẩm).
- Thu nhập bình quân: 14,57 triệu đồng/người/năm - Bình quân lương thực: 620 kg/người/năm.
- Giá trị trên 1 ha canh tác: 80,5 triệu đồng/năm.
- Tổng giá trị sản xuất năm 2015: 99,68 tỷ đồng (tăng 16,52 tỷ đồng so với năm 2010, đạt 103% kế hoạch). Trong đó:
+ Nông nghiệp - thủy sản chiếm 58%;
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 18%; + Dịch vụ - thương mại chiếm 24%.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông:
Là xã nằm phía Nam của huyện Tiên Lữ, xã Thụy Lôi có tuyến đường liên xã chạy qua và có tuyến đê sông Luộc tạo thành con đường giao thông chính của xã. Xã Thuỵ Lôi cách thành phố Hưng Yên 10 km, cách cầu Triều Dương 2,5 km.
b. Thủy lợi:
Nguồn nước mặt
Trên địa bàn xã có sông Luộc chảy qua, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và cũng là nơi tiêu úng cho một bộ phận khu dân cư và vùng sản xuất trên địa bàn xã. Đồng thời, hệ thống hồ, ao phân bố trong khu
24
dân cư với mật độ khá cao cũng là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và điều tiết khí hậu cho khu dân cư.
Ngoài ra xã còn có hệ thống kênh, mương nội đồng tương đối hoàn chỉnh để cung cấp nước tưới cho sản xuất.
Nguồn nước ngầm
Hiện nay chưa có tài liệu cụ thể nào về nguồn nước ngầm trên địa bàn xã. Qua khảo sát, đánh giá ban đầu cho thấy: Nguồn nước ngầm của xã Thụy Lôi có trữ lượng lớn, chất lượng khá, chưa có dấu hiện bị ô nhiễm và hiện tại đang được khai thác sử dụng vào đời sống sinh hoạt của nhân dân thông qua hình thức giếng khơi, giếng khoan.
c. Điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất
Cấp điện: Hiện nay 100% số xã, thôn trong huyện có điện, số hộ sử dụng điện đạt 99%
d. Trường học:
1) Trường mầm non
Hiện tại xã chưa có trường Mầm non trung tâm mà chỉ có điểm trường riêng, trong đó có một số điểm trường mượn diện tích của nhà văn hóa thôn phân bố ở các cụm dân cư.
- Thôn Thụy Lôi:
+ Điểm trường Mẫu giáo Phố Xuôi: Diện tích 487 m2, công trình nhà cấp IV, xây dựng năm 1995 và đã xuống cấp.
+ Điểm trường Mẫu giáo đội 2: Có vị trí giáp NVH thôn, công trình nhà cấp IV và đã xuống cấp.
+ Ngoài ra, nhà văn hóa của đội 1 và đội 3 thuộc thôn Thụy Lôi đều được sử dụng làm các lớp Mẫu giáo phục vụ cho các cụm dân cư này.
- Thôn Thụy Dương: Nhà trẻ có vị trí giáp NVH thôn, công trình nhà cấp IV, xây dựng năm 1965, đã xuống cấp.
25
- Thôn Lệ Chi:
+ Nhà trẻ có vị trí ở Dốc Lệ, giáp nhà văn hóa đội 4 thuộc thôn Lệ Chi. Công trình nhà cấp IV, xây dựng năm 2004 và đã xuống cấp.
+ Nhà trẻ đội 4: Diện tích 400 m2, công trình nhà cấp IV, đã xuống cấp. 2) Trường tiểu học
- Vị trí ở thôn Thụy Lôi với tổng diện tích đất là 6.462 m2, diện tích xây dựng 1.400 m², diện tích sân chơi, bãi tập 4.800 m². Diện tích đất bình quân/học sinh: 12,6 m²/học sinh. Bán kính phục vụ của trường khoảng 3km.
- Công trình bao gồm: 01 nhà 2 tầng xây dựng năm 2004, đã nâng cấp năm 2011, có 12 phòng học; 02 nhà 2 tầng xây dựng năm 2011, chất lượng tốt, có 22 phòng (10 phòng học, 4 phòng vệ sinh và 8 phòng chức năng). Khuôn viên trường được xây dựng với nền bê tông, có hệ thống cây xanh và tường bao đầy đủ.
- Cán bộ, giáo viên có 35 người, trong đó: Cán bộ quản lý 03 người, giáo viên 30 người (18% đạt chuẩn, 82% trên chuẩn) và nhân viên 02 người.
- Học sinh: Tổng số 513 học sinh với 20 lớp của 5 khối. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi của xã được đi học là 100% và tỷ lệ lên lớp: 99%
- Trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học: Hiện tại đã đầy đủ.
- Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia: Lần 2 vào tháng 10/2010.
Đánh giá mức độ đạt được theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới + Diện tích bình quân/học sinh (10 - 18 m2/học sinh): Đạt
+ Tầng cao công trình (1 - 2 tầng): Đạt.
+ Bán kính phục vụ tối đa (1,5 km): Chưa đạt. 3) Trường Trung học cơ sở
26
- Vị trí ở thôn Thụy Lôi với tổng diện tích đất 4500 m², diện tích xây dựng 600 m², diện tích sân chơi, bãi tập 1200 m² và diện tích đất bình quân/học sinh là 11,8 m²/học sinh. Bán kính phục vụ khoảng 3km.
- Công trình bao gồm: 01 nhà hiệu bộ, nhà cấp IV, xây dựng năm 1997, đang xuống cấp; 01 nhà 2 tầng, 10 phòng (6 phòng học và 4 phòng chứa trang thiết bị, đồ dùng) và 01 nhà 2 tầng: 10 phòng đang được xây dựng trên nền sân vận động cũ. Trường có nhà để xe là nhà tạm. Khuôn viên: Đã có tường bao, sân chơi vẫn là sân đất, hệ thống cây xanh còn thiếu.
- Cán bộ, giáo viên có 30 người, trong đó: Cán bộ quản lý 02 người, giáo viên 24 người (12 giáo viên đạt chuẩn, 12 giáo viên trên chuẩn) và nhân viên có 04 người.
- Học sinh có tổng số: 380 học sinh với 12 lớp học của 4 khối. Tỷ l ệ học sinh lên lớp (năm học 2015 - 2016) đạt 90%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp (năm 2016-2017) đạt 100% và tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được đi học đạt 100%.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ của trường còn thiếu. - Trường chưa đạt chuẩn quốc gia.
Đánh giá mức độ đạt được theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới + Diện tích đất (10 - 18 m2/cháu): Đạt.
+ Tầng cao của công trình (2 tầng): Chưa đạt. + Bán kính phục vụ tối đa (1,5 km): Chưa đạt. 3) Trường Trung học phổ thông
Trên địa bàn xã có 01 trường Trung học phổ thông, có vị trí ở thôn Thụy Lôi với tổng diện tích đất là 9600 m².
e. Cơ sở vật chất văn hóa:
* Xã chưa có nhà văn hóa xã. * Nhà văn hóa thôn
27
- Thôn Thụy Lôi: Có 3 nhà văn hóa/3 cụm dân cư.
+ Nhà văn hóa đội 1: Diện tích 348 m2, công trình nhà mái bằng, xây năm 1992, chất lượng trung bình. Đã có tường bao, có sân chơi, mặt sân trạt xỉ, chất lượng kém. Chưa có cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt văn hóa của thôn. Hiện tại đang cho lớp Mầm non mượn để sử dụng.
+ Nhà văn hóa đội 2: Diện tích 840 m2, công trình có 01 nhà mái bằng, xây năm 1998, đang xuống cấp và 01 nhà cấp IV, xây dựng năm 2007, đang xuống cấp. Đã có tường bao, có sân chơi, mặt sân trạt xỉ, chất lượng kém. Chưa có cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt văn hóa của thôn.
+ Nhà văn hóa đội 3: Diện tích 200 m2, công trình nhà mái bằng, xây năm 1998, đang xuống cấp. Đã có tường bao, có sân chơi, mặt sân trạt xỉ, chất lượng kém. Chưa có cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt văn hóa của thôn. Hiện tại đang cho lớp Mầm non mượn để sử dụng.
- Thôn Lệ Chi: Có 2 nhà văn hóa/2 cụm dân cư.
+ Nhà văn hóa đội 4: Diện tích 916 m2, công trình nhà mái bằng, xây dựng năm 1992 và được tu sửa năm 2011, chất lượng trung bình. Hiện tại khuôn viên chưa được chỉnh trang, sân có nền đất, đã có tường bao chất lượng kém. Cơ sở vật chất của nhà văn hóa còn thiếu.
+ Nhà văn hóa đội 5: Diện tích 630 m2, công trình nhà mái bằng, xây dựng năm 1989 và đã xuống cấp. Đã có tường bao, sân chưa được cứng hóa, cơ sở vật chất còn thiếu.
- Thôn Thụy Dương: Có 1 nhà văn hóa/1 cụm dân cư với diện tích 1304 m2, công trình nhà cấp IV, xây dựng năm 1965 và đã xuống cấp. Hiện tại đã có tường bao, mặt sân trạt sỉ và đã xuống cấp, cơ sở vật chất còn thiếu. Bên cạnh đó còn công trình của nhà trẻ xây dựng và sử dụng trên diện tích của NVH thôn.
28
f.Chợ thương mại:
- Vị trí: Thôn Thụy Lôi.
- Quy mô diện tích đất: 2.206 m2.
- Công trình: Đa phần chưa được xây dựng kiên cố, chất lượng kém, nền chợ thấp và chưa cứng hóa nên thường ngập úng nước gây mất vệ sinh và khó khăn cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa của người dân.
- Họp chợ diễn ra hàng ngày, tuy nhiên các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa còn được thực hiện ở phần mặt đường đê sông Luộc, phía trước nhà ở của các hộ gia đình có kết hợp kinh doanh ở gần cổng chợ.
4.1.2.3. Y tế, giáo dục
- Y tế
Công tác y tế được thực hiện tốt và duy trì đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Việc tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được duy trì tích cực. Hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh tại chỗ. Cán bộ y tế được tham gia đầy đủ các lớp đào tạo huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do ngành tổ chức.
Khám và điều trị bệnh năm 2011 tại trạm y tế đạt 1013 lượt người và tổ chức tiêm phòng theo quy định cho 100% các trẻ trong độ tuổi.
- Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên địa bàn: 46%. - Giáo dục:
Công tác giáo dục được quan tâm chỉ đạo thường xuyên trên tất cả các mặt, duy trì chất lượng giáo dục toàn diện. Các phong trào chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục được thực hiện tốt.
Trên địa bàn xã hiện có 3 trường: Trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở và Trường trung học phổ thông. Ngoài ra có các lớp học của Mầm non,
29
nhà trẻ phân bố ở các thôn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có trường Tiểu học đã