Phương pháp đo phổ tử ngoại – khả kiến (UV-vis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Phương pháp đo phổ tử ngoại – khả kiến (UV-vis)

Khi áp dụng định luật Lambert - Beer cho trường hợp vật chất là dung dịch đựng trong cuvét có độ dày, l chứa chất hấp thụ có nồng độ C. Nhà bác học Beer đã đưa ra định luật Lambert – Beer: Với cùng bề dày của lớp dung dịch, hệ số hấp thụ k tỉ lệ với nồng độ của chất hấp thụ của dung dịch.

K = ε∗. C

I = I0. e−ε∗.C.l

Nếu đổi logarit tự nhiên về logarit thập phân thì biểu thức của định luật Lambert - Beer có thể biểu diễn bằng biểu thức:

I = I0. 10−ε∗.l.C

Trong đó:

C: Nồng độ dung dịch, đo bằng mol/l

l: Bề dày của cuvét đựng dung dịch, đo bằng cm

ε: Hệ số tắt phân tử hay hệ số hấp thụ phân tử. ε là đại lượng xác định, phụ thuộc vào bản chất của chất hấp thụ, bước sóng λ của bức xạ điện từ và nhiệt độ.

Nguyên tắc của phương pháp này dựa vào việc đo cường độ ánh sáng còn lại sau khi đi qua dung dịch bị chất phân tích hấp thụ một phần. Nếu dung dịch phân tích trong suốt thì gọi là phương pháp đo màu. Phương pháp đo phổ tử ngoại – khả kiến UV-vis có thể dùng để định tính, định lượng các chất có màu và dung dịch keo.

Tiến hành: Vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate được để ổn định trong điều kiện bình thường, pha loãng đến 0,1 mM (tính theo nồng độ ban đầu), dung môi là nước, sau cho vào cuvet thạch anh có chiều dài đường truyền quang 1 cm, phổ UV-vis được đo trong dải bước sóng (wavelength) từ 800 – 200 nm, trên máy Jasco-V630 – Nhật Bản.

Dựa trên kết quả cường độ hấp thụ (E) và bước sóng hấp thụ UV-vis cực đại (max) của dung dịch keo để suy đoán sự thay đổi tính chất và liên kết của vật liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)