CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.9. Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh bạc lá lúa của vật liệu nano
nano Cu2O-Cu/alginate trong thí nghiệm nhà lưới
Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh bạc lá lúa của vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate trong điều kiện nhà lưới được tham khảo từ nghiên cứu của Đoàn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2020) [59].
Thời gian: từ 18/04/2020 đến 25/07/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Khu nhà lưới Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam – Số 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Giống lúa: Lúa nếp 46 (IR 4625).
Đất thịt được xử lý với vôi, sau đó cho vào các chậu nhựa với lượng đất bằng nhau, mỗi chậu gồm 7 kg đất thịt đã trộn với 4g phân bón NPK 16-16-8. Cấy 6 dảnh mạ giống lúa nếp IR 4625 trong các chậu nhựa có kích thước Ø 30×26,8 cm. Các chậu được đặt trong nhà lưới.
Phương pháp bón phân:
− Bón lần 1: Bón 3 g phân bón NPK 16-16-8 vào ngày thứ 10 sau cấy − Bón lần 2: Bón 3 g phân bón NPK 16-16-8 vào ngày thứ 20 sau cấy − Bón lần 3: Bón 3 g phân bón NPK 21-5-21 vào ngày thứ 5 trước khi trổ
bông.
Cây lúa sau 35 ngày tuổi thì bắt đầu phun 20 mL dung dịch nano Cu2O- Cu/alginate ở các nồng độ Cu là 20 ppm, 30 ppm, 40 ppm và thuốc thương mại Xantocin 40WP (250 ppm broponol) theo nồng độ khuyến cáo. Nghiệm thức đối chứng âm phun nước lã. Sau 24 giờ phun thuốc, tiến hành lây nhiễm nhân tạo bằng cách tạo vết thương trên lá (cắt đầu lá) rồi phun dung dịch vi khuẩn
Xanthomonas sp. với mật độ 108 Cfu/mL, dung dịch vi khuẩn được phun ướt đều toàn bộ thân và lá cây lúa.
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm (a) và chuẩn bị thuốc thử (b)
Thí nghiệm gồm 05 nghiệm thức được lặp lại 03 lần, mỗi nghiệm thức lặp lại trên 03 chậu. Các nghiệm thức gồm:
NT1: Phun nước lã
NT2: Phun dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate (20 ppm Cu) NT3: Phun dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate (30 ppm Cu) NT4: Phun dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate (40 ppm Cu)
NT5: Phun thuốc thương mại Xantocin 40WP (250 ppm broponol)
Phương pháp điều tra bệnh hại: theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT [72]. Tiến hành thu thập số liệu tình trạng bệnh của cây lúa tại thời điểm sau 7 và 14 ngày lây nhiễm. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
- Tỷ lệ lúa nhiễm bệnh (TLB) được xác định theo công thức như sau:
TLB (%) = Số lá bị bệnh
Tổng số lá điều tra × 100
- Chỉ số lá bệnh (CSB) được xác định theo công thức Townsend- Heuberger:
CSB (%) = 9n9+7n7+ 5n5+3n3+ n1
9N × 100
Trong đó:
N: Tổng số lá điều tra
n1: Số lá bị bệnh ở cấp 1 có diện tích bệnh < 1% n3: Số lá bị bệnh ở cấp 3 có diện tích bệnh 1 – 5%
n5: Số lá bị bệnh ở cấp 5 có diện tích bệnh > 5 – 25% n7: Số lá bị bệnh ở cấp 7 có diện tích bệnh > 25 – 50% n9: Số lá bị bệnh ở cấp 9 có diện tích bệnh ≥ 50%
− Hiệu lực phòng trừ (HLPT) của thuốc được tính theo công thức Abbott:
HLPT (%) = (1 – Ta
Ca ) × 100 Trong đó :
Ta : Chỉ số bệnh ở nghiệm thức xử lý thuốc tại thời điều tra
Ca : Chỉ số bệnh ở nghiệm thức đối chứng âm tại thời điểm điều tra
Phương pháp đánh giá độc tính của thuốc đối với cây lúa (cấp độc): Theo thang phân 9 cấp độc tính như sau:
Bảng 2.1. Thang phân 9 cấp độc tính đối với cây trồng
Cấp độc Mức độ độc
1 Cây phát triển bình thường
2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ 3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhìn thấy bằng mắt.
4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất. 5 Cành lá biến màu hoặc cháy, gây ảnh hưởng đến năng suất. 6 Thuốc làm giảm năng suất ít
7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất 8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây 9 Cây bị chết hoàn toàn
Phương pháp điều tra năng suất lúa:
Lúa sẽ được thu hoạch tại thời điểm 30 ngày sau khi trổ bông, tỷ lệ tăng năng suất ở các nghiệm thức có xử lý thuốc được tính theo công thức sau:
Năng suất tăng (%) = m − m0
m0 × 100
Trong đó:
m0: Năng suất lúa ở nghiệm thức chứng âm (g/chậu)